5. Có vốn đầu tư nước ngoà
3.1.1. Quán triệt nhất quán về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
nền kinh tế thị trường
Kể từ Đại hội lần thứ IX của Đảng đã có những quan điểm mang tính chất đột phá quan trọng về dân chủ hoá kinh tế, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế. Đại hội IX khẳng định: "Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội" [10, tr.86]. Văn kiện Đại hội IX cũng đã chỉ rõ: "Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng" [10, tr.85]. Đó chính là cơ sở để thống nhất nhận thức, phát huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, phát huy mọi tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân. Vì thế, Đảng chủ trương "Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm" [10, tr.98]. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương khoá IX (tháng 3-2002) quyết định "đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo
- 64 -
điều kiện phát triển kinh tế tư nhân" [12, tr.55]; coi "kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế tư nhân; phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa" [12, tr.57]; yêu cầu "tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân" [12, tr.59].
Có thể coi đó là những bước đột phá về quan điểm, khẳng định thái độ và đánh giá ngày càng tích cực của Đảng đối với kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ một bước tư duy giáo điều, bảo thủ, trì trệ của những năm trước, mở ra cho khu vực kinh tế tư nhân những triển vọng phát triển mới. Như vậy, đường lối của Đảng được xác định phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống về sự hoà hợp dân tộc, tìm sức mạnh ở đại đoàn kết dân tộc, vì độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, của dòng chảy hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Thế nhưng, điều đáng quan tâm hiện nay là đường lối của Đảng đã không được thể hiện nhất quán trong các chủ trương, chính sách cụ thể, lại càng bị biến dạng ở các cấp thực thi chính sách. Xin nêu một số ví dụ ở tầm thể chế.
* Chính sách phân biệt đối xử trên thực tế đối với kinh tế tư nhân được duy trì quá lâu, thể hiện rõ trong một số khía cạnh như: về luật pháp, vẫn tồn tại nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chế độ sở hữu chứ không theo loại hình kinh doanh; về chính sách, rõ nhất là trong việc thuê mướn mặt bằng kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn và trong nhiều chính sách khác. Những điều nói trên đã được nêu lên từ nhiều năm nay, nhưng cho đến nay vẫn chưa được cải thiện đáng kể; vậy thì vướng mắc là ở đâu?
Không những thế, văn bản quy phạm pháp luật của ta vẫn còn tình trạng "bốn không": không nhất quán (về đường lối, chính sách); không ổn
- 65 -
định; không công khai, minh bạch; không thống nhất (giữa cấp trên và cấp dưới). Cũng đang có tình trạng một số Bộ ban hành những quy định không sát thực tế, gây thêm khó khăn, thêm chi phí cho doanh nghiệp tư nhân (không loại trừ doanh nghiệp nhà nước cũng thường bị gây khó dễ). Mặc dù đã có nhiều quy định để quản lý chặt chẽ việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, nhưng vẫn có những quy định đã để lọt những điều khoản dành nhiều quyền và lợi cho cơ quan chức năng, mở đường cho họ thu những món lợi bất chính.
* Trong khi đó, việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tiến hành quá chậm chạp; vẫn còn tâm lý lo sợ cổ phần hoá, muốn giữ nhiều cổ phần chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần, kéo dài nhiều sự ưu ái có tính chất cứu vớt, bao cấp đối với những doanh nghiệp nhà nước đáng ra phải chuyển đổi sở hữu như khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ, bù lỗ, đồng thời còn tiếp tục xây dựng doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực đáng ra nên kêu gọi khu vực tư nhân đầu tư, v.v... Những việc làm này không những đã tạo ra những phân biệt đối xử trong thực tế, mà còn làm phân tán nguồn lực của Nhà nước vốn vẫn còn quá mỏng, không còn đủ sức để trợ giúp khu vực tư nhân như mong muốn.
* Nếu nói rộng hơn, thì vấn đề hiện nay không chỉ nằm ở việc nắm và quán triệt đường lối của Đảng ở tầm hoạch định thể chế đối với khu vực tư nhân, mà một phần rất quan trọng lại còn ở tình trạng tham nhũng trong việc thực thi cơ chế, chính sách, gây ra biết bao phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp tư nhân, làm nản lòng nhà đầu tư tư nhân.
Những điểm nói trên thể hiện rõ đường lối, chính sách chưa được quán triệt trong cuộc sống, sự chỉ đạo, kiểm soát tập trung, thống nhất trong việc hoạch định chính sách hiện nay đang còn yếu. Do đó, cần đổi mới hơn nữa việc hoạch định chính sách, nghiên cứu và ban hành thể chế kinh tế, để hệ thống thể chế quán triệt đầy đủ hơn nữa đường lối của Đảng.
- 66 -