Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng thông qua dạy học hóa đại cương (Trang 47 - 61)

2.3.1.1. Mục đích

- PPDH theo DA đã giúp cho SV phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, áp dụng giải quyết các vấn đề phức hợp, thúc đẩy suy nghĩ sâu hơn khi gặp các vấn đề khác nhau thông qua việc phát triển ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả DA.

- Kích thích động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm của SV.

- Rèn luyện năng lực làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác làm việc để nâng cao chất lượng sản phẩm.

TS. Lưu Thu Thủy -Viện KHGD Việt Nam cho rằng:Học theo dự án có ưu điểm nổi bật là: Tập trung vào một câu hỏi lớn hoặc một vấn đề quan trọng; có thể bao gồm nhiều quan điểm liên quan tới nhiều bộ môn khác

nhau; là cơ hội đưa ra sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau; dựa trên các thông tin có thể tiếp cận được; đòi hỏi thực hiện trong một thời gian nhất định, phát huy sự hợp tác.

2.3.1.2. Giáo án minh họa

GIÁO ÁN SỐ 3 ĂN MÒN KIM LOẠI A. Mục tiêu

A.1. Kiến thức Tìm hiểu về:

- Khái niệm và phân loại ăn mòn kim loại

- Nguyên tắc chung của quá trình ăn mòn điện hóa

- Phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại và hợp kim A.2. Kĩ năng

Kỹ năng học tập theo DA:

+ Kỹ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin. + Kỹ năng thảo luận nhóm.

+ Kỹ năng đánh giá DA. A.3. Năng lực sáng tạo

- Biết lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch nhiệm vụ được giao một cách khoa học.

- Biết sử dụng một cách độc lập, hiệu quả các nguồn tài liệu, thiết bị học tập, thời gian,.. tạo ra sản phẩm DA.

- Cá nhân hoặc nhóm SV tự đề xuất cách làm riêng.

- Biết đề xuất nhiều cách làm khác nhau để thực hiện một nhiệm vụ. Biết lựa chọn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế.

- Biết đánh giá và tự đánh giá kết quả DA của cá nhân và nhóm.Biết tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc nhóm.

B. Chuẩn bị

B.1. Thiết bị dạy học

- Chuẩn bị sổ làm hồ sơ của nhóm, bảng lập kế hoạch thực hiện DA. Phiếu hỏi, bộ câu hỏi, phiếu đánh giá DA.

- Sách, giáo trình Hóa đại cương

- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh, câu hỏi phỏng vấn, máy ghi âm, sổ ghi chép…

B.2. Phương pháp

- PP dạy học chủ yếu là DH theo DA.

- Các PP phối hợp: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP hợp tác nhóm, kĩ thuật SĐTD, xêmina, sử dụng thiết bị.

B.3. Các hoạt động dạy và học

Bài học này được tổ chức thành 5 tiết.

Hoạt động 1: Lập kế hoạch dự án (45 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

Tổ chức lớp học: Chia SV thành 3 nhóm

GV chiếu hình ảnh và đưa ra tình

huống: Cứ 1 giây qua đi lại có khoảng hơn 2 tấn thép trên phạm vi toàn cầu bị phá hủy. Nguyên nhân do đâu?

- GV lựa chọn chủ để chung đó là: ăn mòn kim loại

- GV yêu cầu SV thảo luận để tìm các tiểu chủ đề.

- GV có thể gợi ý để SV phát triển ý tưởng.

- Chọn nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký.

- Nhóm SV tự lựa chọn các tiểu chủ đề. - Nhóm SV đề xuất các ý tưởng của mình.

- Thảo luận chốt lại tiểu chủ đề chính cần nghiên cứu và chia nhóm tương ứng với chủ đề:

Chủ đề 1:Tìm hiểu về khái niệm và phân loại ăn mòn kim loại

Chủ đề 2: Nguyên tắc chung của quá trình ăn mòn điện hóa

Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch dự án

(Thực hiện trong 6 ngày vào thời gian ngoài giờ lên lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

GV thường xuyên liên lạc nắm bắt tình hình của các nhóm. - Hỗ trợ phiếu khảo sát hoặc câu hỏi phỏng vấn.

- Duy trì nhiệt huyết của các

- Các nhóm SV thực hiện theo kế hoạch và bảng phân công nhiệm vụ.

- Liên lạc với GV khi cần sự tư vấn, trợ giúp.

- GV Yêu cầu các nhóm lập SĐTD để phát triển các ý tưởng về tiểu chủ đề, lập kế hoạch thực hiện

- Theo dõi góp ý giúp các nhóm xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết. Gợi ý cho SV cách tìm kiếm thông tin.

- Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.

- Lưu kế hoạch thực hiện của các nhóm.

Chủ đề 3: Tìm hiểu về phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại và hợp kim. - Các nhóm cùng thảo luận, lập SĐTD phát triển ý tưởng có liên quan đến tiểu chủ đề.

Chủ đề 1: Nhóm 1 Chủ đề 2: Nhóm 2 Chủ đề 3: Nhóm 3

- Tự lập kế hoạch thực hiện DA (nội dung, thời gian, cách lấy thông tin, dự kiến sản phẩm). Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên. - Các nhóm tự báo cáo kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ của từng nhóm theo các cách khác nhau.

- Bổ sung hoàn thiện theo góp ý kiến của GV.

nhóm. Hướng dẫn lựa chọn và phân tích dữ liệu.

- Các nhóm trưởng báo cáo tiến độ thực hiện với GV.

- Các nhóm tổng hợp kết quả và chuẩn bị báo cáo.

Hoạt động 3: Báo cáo kết quả (60 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- Theo dõi, tổ chức cho SV báo cáo, mỗi nhóm báo cáo trong 10-15 phút.

- Đại diện nhóm SV báo cáo kết quả DA theo các cách khác nhau. Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận.

- SV có thể đề xuất các câu hỏi về chủ đề đang nghiên cứu.

- GV tùy tình hình có thể hỗ trợ người điều khiển nhóm bằng cách nêu những câu hỏi bổ sung, phát hiện những vấn đề cần tranh luận và làm trọng tài khi SV tham gia thảo luận yêu cầu.

- Thư kí tóm tắt ý kiến góp ý.

- Mối SV phải ghi chép tổng hợp nội dung các phần trong bài học.

Hoạt động 4: Đánh giá năng lực sáng tạo của SV (30 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- GV đánh giá năng lực sáng tạo của mỗi nhóm thông qua sản phẩm DA. - Phát đề kiểm tra.

- GV phát phiếu hỏi cho SV. - Phát phiếu tự đánh giá DA.

- SV làm bài kiểm tra.

- SV hoàn thành phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá DA.

D. Phụ lục

D.1. Kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÓM 1

Tìm hiểu khái niệm và cách phân loại ăn mòn kim loại  Mục đích: Tìm hiểu khái niệm và cách phân loại ăn mòn kim loại  Thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng, thư ký, các thành viên khác.  Thời gian thực hiện dự án: Từ ngày ….đến ngày ….

 Phân công nhiệm vụ

- Nhóm trưởng: Quản lý chung, phụ trách hồ sơ học tập. - Thư ký: Ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp của nhóm, - Tìm kiếm thông tin: Các thông tin liên quan đến ăn mòn kim loại - Tổng hợp thông tin: Các thành viên trong nhóm tự phân công nhau các công việc: quản lý chung, thư ký ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp của nhóm, ghi chép hồ sơ học tập, tìm kiếm thông tin, tổng hợp thông tin, tham gia đóng góp ý kiến cho các nhóm khác,… SV nào được ghi tên sẽ chịu trách nhiệm chính, các thành viên khác vẫn tham gia. Một số nhiệm vụ có thể có nhiều hơn 1 thành viên chịu trách nhiệm. Có thể liệt kê thêm một số công việc khác.  Kế hoạch thực hiện dự án Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian Dự kiến sản phẩm Tìm thông tin về khái

niệm ăn mòn kim loại

- Internet -Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh Tìm kiếm thông tin về

sự phân loại ăn mòn

- Internet

-Giáo 6 ngày

- Báo cáo - SĐTD

kim loại trình HĐC - Ảnh Tìm kiếm các ví dụ thực tiễn về sự ăn mòn kim loại - Internet -Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh Tìm hiểu điểm giống và

khác nhau giữa các kiểu ăn mòn kim loại

- Internet -Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÓM 2

Tìm hiểu về nguyên tắc chung của quá trình ăn mòn điện hóa  Mục đích: Tìm hiểu về điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học; Bản chất quá trình gây ăn mòn điện hóa; diễn biến các quá trình xảy ra tại các điện cực  Thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng, thư ký,các thành viên khác.  Thời gian thực hiện dự án: Từ ngày …..đến ngày …..

 Phân công nhiệm vụ

- Nhóm trưởng: Quản lý chung

- Thư ký: Ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp của nhóm, phụ trách hồ sơ học tập.

- Tìm kiếm thông tin: Các thông tin liên quan đến bản chất, diễn biến các quá trình xảy ra của ăn mòn điện hóa và điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa

- Tổng hợp thông tin: (Các thành viên trong nhóm tự phân công nhau các công việc: quản lý chung, thư ký ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp của nhóm, ghi chép hồ sơ học tập, tìm kiếm thông tin, tổng hợp thông tin, tham gia đóng góp ý kiến cho các nhóm khác… SV nào được ghi tên sẽ chịu trách nhiệm chính, các thành viên khác vẫn tham gia. Một số nhiệm vụ có thể có nhiều hơn 1 thành viên chịu trách nhiệm.Có thể liệt kê thêm một số công việc khác.)

 Kế hoạch thực hiện dự án: Tên

thành viên

Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian

Dự kiến sản phẩm Tìm kiếm các thông tin

về điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học. - Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - SĐTD - Ảnh -Thí nghiệm kiểm chứng Tìm kiếm thông tin về

Bản chất gây ăn mòn điện hóa - Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - Tranh - Hình ảnh Tìm kiếm các thông tin

về diễn biến của ăn mòn điện hóa và phương trình Nernst - Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh - Các câu hỏi Tìm hiểu về ăn mòn

điện hóa học hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm - Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh - Các câu hỏi KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÓM 3

Tìm hiểu về phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại và hợp kim  Mục đích: Tìm hiểu về phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại và hợp kim

 Thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng, thư ký,các thành viên khác.  Thời gian thực hiện dự án: Từ ngày …..đến ngày …...

 Phân công nhiệm vụ

- Thư ký: Ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp của nhóm, phụ trách hồ sơ học tập.

- Tìm kiếm thông tin: Các thông tin liên quan đến các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại và hợp kim

- Tổng hợp thông tin: (Các thành viên trong nhóm tự phân công nhau các công việc: quản lý chung, thư ký ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp của nhóm, ghi chép hồ sơ học tập, tìm kiếm thông tin, tổng hợp thông tin, tham gia đóng góp ý kiến cho các nhóm khác,… SV nào được ghi tên sẽ chịu trách nhiệm chính, các thành viên khác vẫn tham gia. Một số nhiệm vụ có thể có nhiều hơn 1 thành viên chịu trách nhiệm. Có thể liệt kê thêm một số công việc khác.)  Kế hoạch thực hiện dự án: Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian Dự kiến sản phẩm Tìm kiếm thông tin về tất

cả các biện pháp có thể có trên thế giới hiện đang dùng để bảo vệ chống ăn mòn kim loại và hợp kim

- Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - SĐTD - Hình ảnh minh họa

Tìm kiếm thông tin về phương pháp bảo vệ bề mặt - Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh Tìm kiếm thông tin về

PP dùng chất ức chế - Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh Tìm hiểu thông tin về

phương pháp điện hóa

- Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh

Tìm hiểu thông tin về PP bảo vệ catot - Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - Báo cáo - SĐTD - Ảnh Nhóm trưởng và các thành viên. Tổng hợp các PP, tìm điểm chung và riêng của các biện pháp, nét mới của các biện pháp. -Internet - Giáo trình HĐC 6 ngày - SĐTD - Báo cáo - Tranh - Ảnh -Đề xuất D.2. Biên bản thảo luận

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 1

Tìm hiểu về khái niệm và phân loại ăn mòn kim loại

Ngày Nội dung thảo luận Kết quả

- SV đề xuất các câu hỏi thảo luận:

1. Ăn mòn kim loại là gì? Thường gặp ở đâu? Những minh họa cụ thể?

2. Có mấy kiểu ăn mòn kim loại?

3. Ăn mòn hóa học là gì? Trong thực tế đời sống ăn mòn hóa học thường diễn ra ở đâu? Nguyên nhân?Đặc điểm của ăn mòn hóa học? Tìm kiếm các ví dụ ( có hình ảnh)

4.Khái niệm? Ví dụ? Nguyên nhân? Đặc điểm?

5. So sánh sự giống và khác nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa?

- Thảo luận theo từng câu hỏi có sự tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến.

- Báo cáo sản phẩm theo từng câu hỏi, chú ý: SĐTD, tranh, ảnh, vật thật, mô hình cấu tạo. - Báo cáo chung của nhóm để trình bày trước lớp.

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 2

Tìm hiểu về Nguyên tắc chung của quá trình ăn mòn điện hóa

Ngày Nội dung thảo luận Kết quả

- SV đề xuất các câu hỏi thảo luận:

1. Ăn mòn điện hóa là gì? Điều kiện xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa?

2. Bản chất của quá trình ăn mòn điện hóa?

3. Hiện tượng gì xảy ra khi để các vật bằng sắt mạ thiếc (sắt tây) hoặc sắt mạ kẽm (tôn) trong không khí ẩm?

4. Cơ chế xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa? 5. Ý nghĩa của phương trình Nernts?

6. Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm? (thành phần của gang, thép và không khí ẩm? Các quá trình xảy ra khi cho chúng tiếp xúc với nhau?)

- Thảo luận theo từng câu hỏi có sự tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến. - Báo cáo sản phẩm theo từng câu hỏi. Chú ý: SĐTD, tranh, ảnh, vật thật, mô hình cấu tạo. - Báo cáo chung của nhóm để trình bày trước lớp.

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 3

Tìm hiểu về các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại và hợp kim

Ngày Nội dung thảo luận Kết quả

- SV đề xuất các câu hỏi thảo luận:

1. Những thiệt hại do ăn mòn kim loại gây ra? Chúng ta cần làm gì để chống ăn mòn kim loại 2. Thế nào là phương pháp bảo vệ bề mặt? phương pháp dùng chất ức chế? Phương pháp điện hóa?

- Báo cáo sản phẩm theo từng câu hỏi, chú ý: SĐTD, tranh, ảnh, vật thật, mô

Phương pháp bảo vệ catot? Ví dụ cụ thể.

3. Các phương pháp trên thường được sử dụng trong những trường hợp nào? Ví dụ minh họa. 4. Hiện nay trên thế giới đã phát hiện được phương pháp bảo vệ kim loại và hợp kim nào mới chưa? Đặc điểm? Nêu ưu, nhược điểm của nó so với các phương pháp trên.

- Thảo luận theo từng câu hỏi có sự tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến.

hình cấu tạo. - Báo cáo chung của nhóm để trình bày trước lớp.

D.3. Bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng thông qua dạy học hóa đại cương (Trang 47 - 61)