Để tìm hiểu thực trạng về việc DH môn Hóa đại cương ở một số trường CĐ, ĐH kĩ thuật, chúng tôi đã sử dụng PP điều tra giáo dục học.
Chúng tôi lập phiếu điều tra và phỏng vấn 12 GV dạy môn hóa đại cương tại các trường: ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, CĐ Công nghiệp và Xây dựng, CĐ Công nghiệp Cẩm Phả, ĐH Sao Đỏ. Đồng thời điều tra 500 SV thuộc các trường CĐ, ĐH kĩ thuật này .
Mục đích của việc điều tra là:
- Tìm hiểu thực trạng việc DH môn Hóa đại cương theo hướng áp dụng PPDH tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của SV trong một số trường ĐH, CĐ kĩ thuật.
- Tìm hiểu cách học của các SV của các trường này.
- Những ý kiến mong muốn của SV về cách dạy và học hiện nay.
Kết quả điều tra thực trạng việc dạy và học của GV, SV cho thấy: Nhiều GV chưa được hoặc chưa có ý thức bồi dưỡng về PPDH tích cực nên việc đọc tài liệu áp dụng còn hạn chế, chưa phát huy được những mặt mạnh của các PP này. Phần lớn các GV vẫn dạy theo PP thuyết trình, ít hướng dẫn SV tự đọc tài liệu. Cách dạy này, khiến cho các SV thụ động, chấp nhận, làm thui chột ý thức chủ động, tích cực và sáng tạo của SV. Vì vậy, nhiều SV không còn cảm thấy hứng thú học tập.
Bảng 1 2.1. Ý kiến GV về việc sử dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy STT Nội dung Kết quả khảo sát GV có thực hiện Tỷ lệ (%) 1 GV áp dụng PP diễn giảng, PP nêu và giải
quyết vấn đề
12/12 100
2 GV sử dụng các kĩ thuật DH như SĐTD 7/12 58,33 3 GV áp dụng PP thảo luận nhóm giúp phát triển
năng lực làm việc nhóm, năng lực lãnh đạo...
8/12 66,67
4 GV áp dụng PPDH theo DA, DH theo HĐ 3/12 25 Tuy nhiên, khi phỏng vấn trực tiếp, các GV cho rằng có áp dụng PPDH theo DA và DH theo HĐ nhưng chưa chú ý phát triển năng lực sáng tạo cho SV.
Bảng 2.2. Ý kiến SV về việc học tập của SV
STT Nội dung
Kết quả khảo sát Đồng ý Tỷ lệ
(%) 1 SV được cung cấp đầy đủ tài liệu và đề cương môn
học.
500/500 100
2 SV không thường xuyên tìm và đọc tài liệu sách, giáo trình, internet về nội dung bài học trước khi đến lớp.
438/500 87,6
3 SV chỉ học theo vở ghi trên lớp, ít tham khảo tài liệu. 480/500 96 4 SV tham gia làm việc nhóm trong giờ học có
thảo luận.
331/500 66,2
5 SV chưa bao giờ được lựa chọn nhiệm vụ học tập. 500/500 100 6 SV tự do xác định quá trình thực hiện một nhiệm
vụ/bài tập bắt buộc hay tự chọn.
7 SV đề xuất ý tưởng mới khi thực hiện 1 nhiệm vụ/bài tập.
57/500 11,4
8 SV thỉnh thoảng lập kế hoạch thực hiện kế hoạch và đánh giá cho công việc của mình và cho nhóm.
57/500 11,4
9 SV chưa bao giờ đề xuất nhiều cách làm khác nhau khi thực hiện 1 nhiệm vụ/bài tập.
467/500 93,4
10 SV chưa bao giờ đề xuất cải tiến đưa ra cách làm mới khi tiến hành thí nghiệm.
402/500 80,4
11 SV thụ động chờ đợi GV hướng dẫn trong giờ học thí nghiệm cơ bản.
345/500 69
1.5.2. Đặc điểm quá trình học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng
Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng đã triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010-2011 (Khóa 3 Cao đẳng). Trải qua gần bốn năm thực hiện, học chế tín chỉ đang được giảng viên và sinh viên của trường chấp nhận như một tất yếu cho sự phát triển của nền giáo dục toàn diện. Thực hiện học chế tín chỉ có nghĩa là chúng ta đang đi đúng với giáo dục cao đẳng, đại học: sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới cách dạy và học tập là việc hết sức cần thiết của giảng viên và sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học nói chung và trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng nói riêng.
Một thực tế hiện nay là sinh viên nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng nói riêng “rất lười đọc sách”. Mặc dù sách tham khảo đã được giảng viên hướng dẫn cụ thể ở từng nội dung bài học nhưng khi được hỏi về việc này, số đông sinh viên đều lúng túng. 85% cho rằng họ “có đọc” nhưng chỉ một số cuốn sách chuyên ngành khi
phải trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra. 15% còn lại cho rằng họ không đọc tài liệu tham khảo, có những sinh viên năm cuối chưa từng một lần đến thư viện tìm sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhiều sinh viên lựa chọn kênh thông tin từ các trang web. Điều này là tốt nhưng vì quá lạm dụng nên đại đa số sinh viên đã bỏ lỡ một kho tàng tri thức rất có giá trị từ sách tham khảo. Ngay cả khi tra cứu tài liệu trên Internet, sinh viên cũng chưa biết cách thu thập và xử lý khối lượng thông tin đa dạng đó như thế nào để thu được những kiến thức thật sự cần thiết và có hiệu quả.
Như vậy, một cách khái quát có thể thấy rằng nhiều sinh viên chưa nhận thức được đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động tự học. Sinh viên chưa tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình mà còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào những gì thầy dạy, không có nhu cầu mở rộng hiểu biết, phát huy sáng tạo, đào sâu kiến thức. Một số ít sinh viên có ý thức tự học thì kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin phục vụ nhiệm vụ học tập còn yếu. Phương pháp tự học theo kiểu đối phó, theo phong trào, học để thi vẫn là hình thức tự học phổ biến hiện nay.
Thực trạng hoạt động học tập không hiệu quả của sinh viên như đã phân tích trên đây là do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì hoạt động học tập như vậy không đáp ứng được với phương pháp đào tạo theo tín chỉ mà cần phải có những biện pháp nhằm tăng cường hoạt động này.
Khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo của hệ thống giáo dục ĐH&CĐ của từng nước, nơi ngoài những năng lực nhận thức cơ bản về chuyên môn, phải rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng sống, làm việc trong môi trường thực, luôn thay đổi và nhiều thử thách. Hiện nay, nền giáo dục đại học Việt Nam đang tiến hành một quá trình đào tạo mang tính hàn lâm, không tạo ra sự khát khao trong học tập để có thể cho ra trường những công dân của thế kỉ 21. Trong
quá trình đào tạo ấy, việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập - một khâu trọng yếu chỉ được tiến hành thông qua những hình thức truyền thống như các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận. Những bài kiểm tra – đánh giá kiểu này chỉ đòi hỏi sinh viên miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ, hiếm khi yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào một tình huống thực trong cuộc sống.
Các trường đại học phải giúp sinh viên phát triển những kĩ năng, những năng lực trong cuộc sống thực, bối cảnh thực và những sinh viên tốt nghiệp phải trình diễn được những năng lực được đánh giá bằng các bài kiểm tra – đánh giá thực, chứ không phải chỉ bằng giấy bút như hiện nay.
Thực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chưa được xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để đảm nhận các nhiệm vụ thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Điều đó đòi hỏi giảng viên phải tìm ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện... phát huy được tối ưu các năng lực tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề... của sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày những nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
Đã hệ thống hóa làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận liên quan đến việc phát triển năng lực sáng tạo của SV CĐ kĩ thuật.
- Hệ thống hóa một số ý kiến của tác giả trong và ngoài nước về năng lực- năng lực nghề nghiệp, sáng tạo, tư duy sáng tạo, tính độc lập, năng lực sáng tạo. Biểu hiện của năng lực sáng tạo và cách kiểm tra đánh giá.
- Trình bày bản chất, đặc điểm, ưu nhược điểm của một số PPDH tích cực có thể vận dụng để phát triển năng lực sáng tạo cho SV trong DH Hóa đại cương
- Đã nghiên cứu thực trạng dạy và học Hóa Đại cương ở trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng.
Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho SV trong DH Hóa đại cương ở các trường CĐ kĩ thuật.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA ĐẠI CƯƠNG