Quy trình thiết kế giáo án bài dạy theo hướng phát triển năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng thông qua dạy học hóa đại cương (Trang 46 - 47)

- Kĩ thuật SĐTD phù hợp với tất cả các dạng bài: bài học kiến thức mới, ôn tập, thực hành vì kỹ thuật này đã giúp SV có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú, khả năng tự học một cách độc lập, tự hệ thống hóa kiến thức, rút ngắn thời gian ôn tập, ghi nhớ tốt hơn.

Tuy nhiên không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp lại có những ưu nhược điểm riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng khéo léo các phương pháp và kĩ thuật dạy học để đạt được kết quả tốt nhât.

2.2.4. Quy trình thiết kế giáo án bài dạy theo hướng phát triển năng lực sáng tạo sáng tạo

Bước 1: Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung

Ngoài kiến thức kỹ năng chuẩn cần thiết, GV chú ý mục tiêu và nội dung để phát triển năng lực sáng tạo cho SV, đây chính là điểm khác so với giáo án bình thường.

Bước 2: Lựa chọn PPDH chủ yếu

Chọn PPDH phải phát triển được một số năng lực cần thiết cho SV, nhất là năng lực sáng tạo. Ngoài ra cần phải kết hợp thêm một số PPDH khác để tăng tính hiệu quả phát triển năng lực.

( GV nên chú trọng những vấn đề vướng mắc của thực tế sản xuất công nghiệp để gắn những yêu cầu rèn luyện của SV với thực tế. Khi đó, những ý tưởng sáng tạo sơ khai có thể sẽ trở thành những sản phẩm công nghệ tốt).

Bước 3: Chuẩn bị của GV và SV

Tùy theo các PPDH chủ yếu và nội dung cụ thể mà GV và SV có thể chuẩn bị khác nhau. Ví dụ: để áp dụng các PPDH HĐ thì GV phải chuẩn bị

bản HĐ, phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, dụng cụ, hóa chất, TBDH hiện đại,...SV cần chuẩn bị giấy A0, bút dạ, băng dính,...

Bước 4: Thiết kế các hoạt động của GV và SV theo hướng phát triển năng lực sáng tạo

Xác định rõ từng hoạt động, mỗi hoạt động ứng với một nội dung của bài học và có thời gian cụ thể.

Trong mỗi hoạt động cần dự kiến chi tiết các hoạt động của GV và SV theo hướng phát triển năng lực sáng tạo. SV phải được tự do khám phá, sáng tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức. GV chỉ là người tổ chức, định hướng, giúp củng cố kiến thức.

Bước 5: Tổ chức đánh giá năng lực sáng tạo của SV

Cuối buổi học, GV tổ chức đánh giá qua một số bộ công cụ đã được thiết kế, ví dụ như: bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm của SV, đề kiểm tra Hóa đại cương.

2.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên cao đẳng kĩ thuật thông qua dạy học Hoá đại cương

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng thông qua dạy học hóa đại cương (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)