Kĩ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map)

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng thông qua dạy học hóa đại cương (Trang 33 - 35)

Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh,…gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống vỏ não

giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.

Hình 1.4. Hình ảnh minh họa 1 sơ đồ tư duy

Trong DH, việc sử dụng SĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp SV học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các PPDH tích cực.

Khi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học cần chú ý:

- Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc, có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.

- Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, có thể thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó, cách đó rất mới mẻ và tốn ít thời gian.

- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.

- Khi sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.

- Nếu trên mỗi nhánh viết đầy đủ cả câu thì sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một

thông tin hoàn chỉnh.Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi.

SĐTD có nhiều thuận lợi khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là thường dùng để tổ chức các ý tưởng, ôn tập cho bài học, hoặc được dùng để ghi chép một cách sáng tạo cho một bài giảng, thảo luận, lập kế hoạch hoạt động,…

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng thông qua dạy học hóa đại cương (Trang 33 - 35)