2.3.4.1. Mục đích
Tổ chức xemina là tổ chức một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung. Thông qua đó, phát huy năng lực sáng tạo cho người học.
Do không có điều kiện cho tất cả SV thâm nhập thực tế sản xuất vì lí do kinh phí, GV cần am hiểu những nhu cầu thực tiễn xây dựng và sản xuất công nghiệp để chuyển thành những chủ đề thảo luận. Thông qua đó, có thể giúp SV vừa nắm bắt được thực tế sản xuất, mà qua đó có thể khơi dậy nhiều ý tưởng sáng tạo của SV. Nó có thể làm tiền đề suy nghi để giải quyết vấn đề trong tương lai gần khi SV trở thành người lao động.
2.3.4.2. Giáo án minh họa
Giáo án chương: DUNG DỊCH Phân phối chương trình : 7 tiết (5 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập) Tổ chức xemina : 5 tiết gồm các nội dung :
Chương V DUNG DỊCH
5.1. Một số khái niệm: dung môi, chất tan, sự hoà tan, độ tan.
5.2. Quá trình hoà tan của các chất. Sự phụ thuộc độ tan vào nhiệt độ, áp suất. 5.3.Tính chất của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi, không điện li. 5.4. Tính chất của dung dịch loãng chứa chất điện li không bay hơi.
5.5. Một số quan điểm hiện đại về axit - bazơ. 5.6. Cân bằng trong dung dịch chất điện li khó tan. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
A.1. Về kiến thức - SV biết :
+ Các loại nồng độ dung dịch và công thức tính nồng độ; + Độ tan, những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan;
+ Khái niệm sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, độ điện li. + Các thuyết axit, bazơ, thế nào là cặp axit – bazơ liên hợp.
- SV hiểu :
+ Nguyên nhân của sự điện li.
+ Cách thiết lập và viết biểu thức của hằng số điện li; + Sự tương quan giữa hằng số điện li K và độ điện li α;
+ Xác định độ mạnh/lực của axit, bazơ dựa vào hằng số axit và hằng số bazơ. A.2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng : đọc tài liệu, chuẩn bị báo cáo, thuyết trình, thảo luận nhóm.
- Giải các bài toán về nồng độ dung dịch; tính chất của dung dịch; các bài toán liên quan đến độ điện li và hằng số điện li; xác định hằng số axit, hằng số bazơ của cặp axit – bazơ liên hợp; tính pH của dung dịch, cân bằng trong dung dịch chất điện li khó tan.
A.3. Về thái độ
Thấy được sự thiết thực, gần gũi của kiến thức hóa học với sản xuất và đời sống hàng ngày, từ đó SV có hứng thú tích cực học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức xemina báo cáo, phương pháp trực quan (sử dụng máy chiếu đa năng, phần mềm Microsoft PowerPoint,…).
C. CHUẨN BỊ C.1. Giảng viên :
- Phân công, nhắc nhở SV chuẩn bị cho xemina: 3 nhóm chuẩn bị bài báo cáo bằng Power Point; các nhóm còn lại đọc trước nội dung bài học, trả lời các câu hỏi định hướng của GV, làm các bài tập liên quan đến kiến thức sẽ xemina.
- Sau khi SV trình bày, GV tùy tình hình có thể hỗ trợ người điều khiển nhóm bằng cách nêu những câu hỏi bổ sung, phát hiện những vấn đề cần tranh luận và làm trọng tài khi SV tham gia xemina yêu cầu.
- Các nội dung xemina :
Chủ đề 1 : Một số khái niệm: Nồng độ dung dịch, sự hòa tan Chủ đề 2 : Tính chất của dung dịch
Chủ đề 3 : Một số quan điểm hiện đại về axit-bazơ. Cân bằng trong dung dịch chất điện li khó tan
- Giới thiệu tài liệu tham khảo cho SV:
4
(2). Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hoá học đại cương ( tự luận và trắc nghiệm), NXB đại học quốc gia TPHCM.
(3). Hoàng Nhâm (2003), Hoá học vô cơ (tập 1), NXB Giáo dục
(4). Nguyễn Đình Soa (2003), Hóa đại cương, Đại học Bách khoa
TPHCM.
(5). http://www.hoahocvietnam.com.
- Cung cấp câu hỏi cho SV chuẩn bị trước :
1) Nêu các loại nồng độ dung dịch; Công thức tính, đơn vị; Phạm vi sử dụng (ưu điểm) của mỗi loại nồng độ.
2) So sánh nồng độ mol và nồng độ đương lượng.
3) Vận dụng giải các bài tập về nồng độ dung dịch, nêu phương pháp giải.
4) Tại sao có dung dịch dẫn điện, có dung dịch không dẫn điện?
5) Độ điện li α được tính bằng biểu thức . Hãy cho biết khoảng giá trị của độ điện li.
6) Cân bằng phân li của chất điện li yếu có phải là cân bằng động không ? Giải thích.
7) Khi pha loãng dung dịch chất điện li yếu thì độ điện li của chất điện li yếu thay đổi như thế nào?
8) Các tính chất của dung dịch như áp suất thẩm thấu, độ tăng nhiệt độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc…khác nhau như thế nào khi trong dung dịch chứa chất không bay hơi không điện li so với trong dung dịch chứa chất điện li?
9) Phân tích ưu, nhược điểm của thuyết axit, bazơ của Bronsted và Arrhenius.
10) Hãy viết phương trình hóa học mô tả tính axit của CH3COOH theo quan điểm của Arrhenius và quan điểm của Bronsted. Viết biểu thức định luật tác dụng khối lượng cho các cân bằng đó. So sánh hai biểu thức thu được.
11) Hãy viết phương trình hóa học mô tả tính axit của NH4+ và tính bazơ của NH3. Viết biểu thức định luật tác dụng khối lượng cho các cân bằng đó.
12) Tìm hiểu xem chỉ số pH ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Đề xuất các phương pháp bảo vệ nguồn nước, nguồn đất thông qua xử lý các chỉ số pH. 13) Dung dịch đệm là gì? Có những ứng dụng gì trong thực tiễn? Đề xuất hướng sử dụng dung dịch đệm vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
- Chuẩn bị nội dung “ Các hệ phân tán” bằng PowerPoint để giới thiệu về dung dịch.
C.2. Sinh viên :
- Nghiên cứu trước nội dung bài học, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng của GV, vận dụng để giải một số bài tập đã được GV cung cấp.
- Chuẩn bị câu hỏi thảo luận ( những vấn đề còn thắc mắc). D. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA SV
Hoạt động 1 : Thuyết trình : “Các hệ phân tán” (10 phút)
- GV chiếu và thuyết trình nội dung “Các hệ phân tán”, nhấn mạnh để giới thiệu về
dung dịch và sự hình thành dung dịch.
- Giới thiệu 3 nội dung xemina do 3 nhóm lần lượt thuyết trình.
- Trong suốt buổi xemina sinh viên chú ý lắng nghe người báo cáo, ghi lại những điểm cơ bản mình đồng ý, không đồng ý hay còn thắc mắc.
Phát biểu ý kiến
Theo dõi và ghi chép các nội dung cần thiết
Hoạt động 2 : Thuyết trình và thảo luận về “Một số khái niệm: Nồng độ dung dịch, sự hòa tan” (45 phút)
- GV điều khiển xemina. Yêu cầu sinh viên thuyết trình
- Yêu cầu SV “ Trình bày phạm vi sử dụng (ưu điểm) của mỗi loại nồng độ.”
Áp dụng làm các bài tập 2, 5, 10 (Xem mục E. Bài tập) - SV thuyết trình : + Các loại nồng độ dung dịch ( nồng độ mol, nồng độ đương lượng, nồng độ molan) + Độ tan
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA SV
Hoạt động 3: Thuyết trình và thảo luận: “Tính chất của dung dịch” (40 phút)
- GV nhắc lại câu hỏi định hướng số 4:
Tại sao có chất tan vào nước tạo thành dung dịch dẫn điện, lại có chất khác khi tan vào nước không tạo thành dung dịch dẫn điện? (Tại sao HCl tan trong H2O thì dẫn điện nhưng tan trong benzen lại không dẫn được điện?)
- GV chuyển ý, giới thiệu nội dung tiếp
theo của bài học là “Dung dịch các chất điện li” và nhóm thuyết trình nội dung
này.
- GV điều khiển xemina theo trình tự đã nêu
GV đặt vấn đề:
- Tại sao các ion Na+ và Cl- tích điện trái dấu mà khi tồn tại trong dung dịch chúng lại tồn tại độc lập mà không hút lẫn nhau?
- Tại sao lại xuất hiện hằng số bổ sung i trong dung dịch chất điện li?
- GV yêu cầu SV trả lời câu hỏi định hướng 5, 6, 7, 8
Vận dụng: làm các bài tập 13, 14, 15, 16 (mục E)
- SV thuyết trình :
+ Khái niệm sự điện li (theo Arrhenius và theo thuyết hiện đại về dung dịch); giải thích quá trình điện li của NaCl, HCl.
+ Phân loại chất điện li, hằng số điện li, độ điện li α, sự tương quan của hằng số điện li và độ điện li.
+ Thảo luận, đặt câu hỏi.
- SV thuyết trình về:
+ Tính chất của dung dịch loãng chứa chất không bay hơi, không điện li.
+ Tính chất của dung dịch loãng chứa chất điện li.
- Thảo luận và đặt câu hỏi trao đổi
( Nhấn mạnh vai trò của dung môi - hiện tượng sonvat hóa) + SV trả lời
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA SV
Hoạt động 4 : Thuyết trình và thảo luận: “Một số quan điểm hiện đại về axit và bazơ. Cân bằng trong dung dịch chất điện li khó tan” (40phút)
GV : Định nghĩa về axit-bazơ đã học?
- GV chuyển ý, giới thiệu nội dung tiếp theo “Các thuyết axit – bazơ’ và nhóm thuyết trình.
- GV điều khiển xemina theo trình tự đã nêu
- Yêu cầu SV trả lời các câu hỏi định hướng 9, 10, 11; làm bài tập 19, 20,21,22, 23 (mục E).
+ SV trả lời
+ SV thuyết trình :
+ SV khác đưa câu hỏi thảo luận
Hoạt động 5 : Tổng kết (10 phút).
GV : Khái quát hóa nội dung bài học, nhấn mạnh các nội dung cần nắm vững + GV nhận xét, đánh giá kết quả về sự chuẩn bị, cách trình bày, nội dung thể hiện, ý thức tham gia,...
+ SV tự đánh giá.
E. BÀI TẬP
1. Hòa tan 100 gam CuSO4.5H2O vào 400 gam dung dịch CuSO4 4%. Tìm nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
2. Cần lấy bao nhiêu dung dịch H2SO4 74% (d = 1,664 g/ml) để pha chế 250 gam dung dịch H2SO4 20% ?
3. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 12,2M ( d = 1,35 g/ml) và dung dịch HCl 8M ( d = 1,23 g/ml).
khối lượng riêng 1,08 g/ml. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch.
5. Dung dịch axit CH3COOH 2,03M có d= 1,12 g/ml. Tìm nồng độ molan của dung dịch.
6. Dung dịch axit sunfuric 27% có d = 1,198 g/ml. Tìm nồng độ mol/l và nồng độ molan của dung dịch.
7. Cần trộn bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M với bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,25M để thu được 1000ml dung dịch HCl 0,5M ? Giả thiết rằng khi pha trộn thể tích được bảo toàn.
8. Tìm khối lượng dung dịch KOH 7,93% cần thiết để khi hòa tan vào đó 47 gam K2O thu được dung dịch KOH 21%.
9. Tìm khối lượng SO3 và khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần để pha chế 450 gam dung dịch H2SO4 83,3%.
10. Xác định đương lượng của axit sunfuric trong phản ứng sau: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Pha 49 gam H2SO4 nguyên chất thành 200 ml dung dịch. Xác định nồng độ đương lượng gam của dung dịch axit.
11. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 96% ( d = 1,84 g/ml) để pha chế thành 1 lít dung dịch H2SO40,5N ? Biết đương lượng axit sunfuric là 49 gam. 12. Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan chỉ có 2 phân tử phân li ra ion, tính độ điện li của axit CH3COOH.
13. Khi hòa tan hoàn toàn 0,01 mol một chất vào H2O để tạo thành dung dịch, trong đó chất tan có độ điện li α= 33,33%. Tính số phân tử chất tan bị phân li trong dung dịch.
14. Ở 500C, áp suất hơi bão hòa của dung dịch chứa 23g chất tan trong 250g ancol etylic là 207,2mmHg. Xác định phân tử khối của chất tan. Biết ở nhiệt độ này Pbh của C2H5OH nguyên chất là 219,8mmHg
0,23oC. Tính độ điện li biểu kiến của dung dịch ZnCl2 trong dung dịch đó? Biết kđ = 1,86.
16. Cho dung dịch có chứa 9,5 g MgCl2 trong 270 g nước, độ điện li biểu kiến của MgCl2 trong dung dịch này là 80%. Hỏi dung dịch trên sôi ở nhiệt độ nào?
17. Tính xem có kết tủa BaSO4 hay không khi trộn lẫn 2 thể tích bằng nhau của các dung dịch BaCl2 0,01M và CaSO4 bão hoà ? Biết tích số hoà tan của BaSO4 = 1,08.10-10; tích số hoà tan của CaSO4 = 6,1.105.
Biết độ tan của PbSO4 trong nước nguyên chất là 1,48.10 - 4 mol/l. a. Tính tích số tan của PbSO4 ở 25oC trong nước nguyên chất.
b. Khi thêm 0,1 mol Na2SO4 vào 1 lít dung dịch SrSO4 bão hoà ở nhiệt độ trên thì độ tan của SrSO4 giảm đi bao nhiêu lần? Biết độ điện li biểu kiến của Na2SO4 trong dung dịch này là 90%.
19. Cho quỳ tím vào các dung dịch sau: Ca(OH)2; NH4Cl; Na2CO3; CH3COONa. Các dung dịch có màu gì? Tại sao? Có thể sử dụng hiểu biết này ứng dụng vào thực tế cải tạo môi trường đất, nước không? Đưa ra đề xuất. 20. Tính pH của dung dịch NaOH 0,05M .
a, Nếu pha loãng dung dịch 20 lần thì pH của dung dịch là bao nhiêu? b, Cho thêm vào dung dịch 1 lượng axit HCl thì pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
2.3.4.3. Phụ lục
Bảng 2.10. Bảng kiểm quan sát biểu hiện năng lực sáng tạo của SV khi tổ chức xemina (Dùng cho giảng viên)
STT Biểu hiện Tiêu chí Điểm
1
Năng lực sáng tạo khi lựa chọn nhiệm vụ,
Lựa chọn nhiệm vụ/bài tập bắt buộc và tự chọn, nhiệm vụ/bài tâp mở và đóng (10 điểm) Lựa chọn thời gian cho từng nhiệm vụ
bài tập Lựa chọn nhiệm vụ/bài tâp theo mức độ hỗ trợ, theo nhịp độ, trình độ, năng lực (10 điểm).
2 Năng lực sáng tạo, chủ động trong việc tiếp cận tài liệu chuẩn bị câu hỏi/bài tập
Thu thập thông tin khác nhau và xử lí các thông tin để rút ra kết luận (10 điểm ).
Tự đề xuất câu hỏi để thực hiện 1 nhiệm vụ/bài tập (10 điểm ).
Tự đề xuất câu hỏi để kiểm chứng độ chính xác của mỗi phần cụ thể ( 10 điểm ).
Dựa vào kiến thức để tìm mối liên hệ giữa các tính chất cơ bản của dung dịch (10 điểm).
3
Năng lực sáng tạo khi viết báo cáo và trình bày sản phẩm
Trình bày rõ ràng, hợp lý, có tính sáng tạo (10 điểm ).
Tạo sản phẩm mới thí dụ bằng SĐTD đa dạng, phong phú về màu sắc và cấu trúc (15 điểm).
Báo cáo kết quả của nhiệm vụ và trình bày theo cách riêng ( 15 điểm ).
Tổng điểm Xếp loại
Xếp loại theo 4 mức độ:
Từ 0 đến dưới 50 điểm: Yếu ; Từ 50 đến dưới 65 điểm: Trung bình Từ 65 đến dưới 80 điểm: Khá; Từ 80 đến 100 điểm: Giỏi
Giảng viên (ghi rõ họ tên và ký tên): ………... Nhóm (ghi rõ họ tên và ký tên):………
Bảng 2.11. Tác dụng của việc tổ chức xemina trong dạy học môn Hóa đại cương
Tác dụng Số SV %
Kích thích nhu cầu nhận thức, hứng thú tìm tòi, sáng tạo của SV
178/186 95,69 SV chủ động tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực tự học 182/186 97,62
Phát huy tính sáng tạo của SV 170/186 91,43
Không khí học tập sôi động, hào hứng 180/186 96,67 Tạo cơ hội cho các “ sinh viên” làm quen và hiểu nhau 174/186 92,38 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm 178/186 95,71 Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin 165/186 88,57 Rèn luyện kỹ năng trình bày quan điểm trước tập thể 176/186 94,76 Rèn luyện kĩ năng đánh giá và tự đánh giá 159/186 85,24
Bảng 2.12. Biểu hiện của SV khi tham gia xemina
Biểu hiện Số SV %
Tích cực chuẩn bị bài (đọc trước bài học, chuẩn bị câu hỏi…)
169/186 90,95
Chăm chú nghe báo cáo 167/186 89,55
Tích cực tham gia thảo luận nhóm 180/186 96,67