KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 45)

Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay đã không ngừng phát triển, kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc, vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động lập pháp hình sự về tội phản bội Tổ quốc của các nước trên thế giới.

Những quy phạm pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc đã tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phản bội Tổ quốc nói riêng, từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bám sát vào các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Sự ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình sự Việt Nam là một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, tội phản bội Tổ quốc nói riêng trong tình hình mới của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật quốc tế về lĩnh vực an ninh quốc gia.

Nghiên cứu pháp luật hình sự một số quốc gia tiên tiến trên thế giới như Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên bang Nga, Nhật Bản cho thấy, do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các quốc gia khác nhau, nên pháp luật hình sự của các nước này quy định về tội phản bội Tổ quốc khác nhau. Không phải quốc gia nào cũng quy định riêng một điều về tội phản bội Tổ quốc, nhưng hầu hết các quốc gia đều đánh giá đúng tính chất của loại tội phạm này và cho rằng đây là một trong những loại tội phạm nguy hiểm nhất và cần có chế tài nghiêm khắc nhất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 45)