Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng đòi hỏi giải quyết tổng thể nhiều vấn đề, sử dụng đồng bộ
nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. Từ thực tiễn đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phản bội Tổ quốc nói riêng có thể đề xuất những giải pháp phòng ngừa sau:
Thứ nhất, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Bộ Chính trị về an ninh quốc gia, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ sự vững mạnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Trong cuộc đấu tranh này nếu không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thì không thể thành công. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân công dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần mở rộng các loại hình tổ chức xã hội để quần chúng tham gia phòng ngừa tội phạm. Đó là các đội dân phòng tự nguyện, các tổ liên gia tự quản, các tổ dân phố, các đội thanh niên cờ đỏ,.. Cần đưa những kế hoạch phòng ngừa tội phạm vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh nước ta mở rộng quan hệ quốc tế, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, cần chủ động tạo ra thế trận an ninh, tiến hành phòng ngừa từ xa, không để bị động, bất ngờ. Những chỉ tiêu của công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng cần được quan tâm đầu tư ngân sách và được đánh giá từng mối quan hệ chặt chẽ với các bịên pháp kinh tế - xã hội khác.
Thứ hai, hoàn thiện các hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội vào cuộc đấu tranh chống tội phạm. Cần có chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi nghề nghiệp, trình độ văn hóa,... của từng giai cấp trong xã hội. Khắc phục tình trạng tuyên truyền một
chiều, thiếu định hướng, tuyên truyền sai lệch, thái quá hoặc khuynh hướng thương mại hóa hoạt động tuyên truyền.
Thứ ba, thực hiện chính sách xã hội với đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc ít người: vì đây là hai thành phần xã hội hết sức quan trọng trong xã hội, tuy họ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng các thế lực thù địch thường lợi dụng tôn giáo, lợi dụng các đồng bào dân tộc ít người để chống lại cách mạng, nhằm pháp vỡ chính sách đại đoàn kết dân tộc, phá vỡ sự toàn vẹn lãnh thổ, ổn định của đất nước. Vì vậy, cần thực hiện chính sách xã hội tốt với đồng bào theo đạo thực hiện khẩu hiệu "tốt đời đẹp đạo", thực hiện xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí ở vùng đồng bào dân tộc ít người có như vậy mới ngăn chặn hoạt động của cá thế lực thù địch, đảm bảo vững chắc biên cương của Tổ quốc.
Thứ tư, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình từng địa bàn, từng loại đối tượng lên quan đến an ninh quốc gia. Mục tiêu cơ bản của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng là bảo vệ vững chắc nền an ninh của đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ quan trọng đặt ra là nắm chắc tình hình hoạt động của các loại đối tượng, diễn biến tình hình hoạt động của các loại đối tượng, diễn biến ở trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia; chủ động phát hiện sớm các nhân tố gây nguy hại đến lãnh thổ, chủ quyền dân tộc đồng thời chủ động khắc phục những sơ hở, thiếu sót của ta không để kẻ địch lợi dụng. Để thực hiện nhiệm vụ trên cần triển khai công tác nghiệp vụ cơ bản ở các địa bàn, mục
tiêu trọng điểm với các loại đối tượng có liên quan, phải thu thập, phân tích nghiên cứu số liệu, tài liệu rộng rãi về những cơ sở xã hội của tội phạm, về các đối tượng, sự kiện, hiện tượng có liên quan đến an ninh quốc gia. Trên cơ sở kết quả điều tra đó, cơ quan chức năng có thể lập danh sách, hồ sơ về các đối tượng thuộc diện phải chú ý nghiên cứu. Việc đối chiếu, phân loại các đối tượng quản lý cần được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
Kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ khác, cơ quan chức năng cần phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động hiện hành xâm phạm an ninh quốc gia và tập trung xác minh làm rõ. Tiến hành điều tra các