HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 82 - 87)

thiện các quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa pháp luật Việt Nam cùng hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới có thể đảm bảo vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống các thế lực thù địch và những âm mưu đen tối của chúng nhằm lật đổ chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Do vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

3.2. HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC

Pháp luật là phương tiện đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc của Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia. Vì vậy, phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc, thể chế hóa đầy đủ đường lối,

chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia nói chung và bảo vệ Tổ quốc nói riêng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả điều tra, xử lý tội phạm.

Tuy nhiên, quy định về tội phản bội Tổ quốc trong Bộ luật Hình sự năm 1999 còn bộc lộ một số nhược điểm chưa hợp lý về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc.

Do quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội phản bội Tổ quốc quá khái quát và do chưa có sự giải thích chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về "yếu tố nước ngoài" là gì nên đã dẫn đến tình trạng không thống nhất trong nhận thức và lúng túng trong quá trình áp dụng. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh chống tội phạm, năm 2002 Tổng cục An ninh (Bộ Công an) đã có Công văn số 1106/A11(A24) ngày 05.07.2002 đề nghị Ủy ban Pháp luật của Quốc hội giải thích yếu tố nước ngoài trong quy định về các tội xâm phạm An ninh quốc gia. Sau 11 ngày, bằng Công văn số 783/UBPL-QH ngày 16.07.2002, Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã trả lời Tổng cục An ninh (Bộ Công an):

1- Nước ngoài là bất kỳ nước nào khác ngoài nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cá nhân nước ngoài, là cơ quan nhà nước, là pháp nhân, là tổ chức phi chính phủ, cơ quan tình báo nước ngoài;

2- Yếu tố nước ngoài trong Điều 80 Bộ luật Hình sự năm 1999 được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những đối tượng là cá nhân người Việt Nam, các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài.

Như vậy, trong điều kiện chưa có văn bản pháp luật chính thức quy định, hướng dẫn về vấn đề này thì Công văn số 783/UBPL-QH được coi là cơ

sở pháp lý để Cơ quan An ninh điều tra nói riêng, và lực lượng An ninh nói chung xác định yếu tố nước ngoài trong điều tra, xử lý tội phản bội Tổ quốc.

Ngoài ra, khái niệm câu kết với nước ngoài cần được hiểu theo hướng

câu kết chặt chẽ với nước ngoài tiến hành hoạt động thù địch gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mình. Theo quan điểm này, chỉ những hành vi của công dân Việt Nam cấu kết chặt chẽ với nước ngoài tiến hành hoạt động thù địch chống lại Tổ quốc mình mới cấu thành tội phản bội Tổ quốc. Còn công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài mà có những hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại, cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cấu thành tội gián điệp.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 78 Bộ luật Hình sự năm 1999

Điều 78 Bộ luật Hình sự năm 1999 có hai khung hình phạt. Trong khung hình phạt cơ bản, nhà làm luật đã kết hợp chế tài tương đối dứt khoát (quy định mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn đến 20 năm tù) và chế tài lựa chọn (tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình). Điều có thể nhận thấy, nhược điểm về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự ở đây là:

Một là, trong một khung hình phạt có ba loại hình phạt có tính chất khác hẳn nhau: tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình, rất dễ dẫn tới lạm quyền từ phía người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

Hai là, khung hình phạt có khoảng cách giữa mức độ tối đa và tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn quá rộng (từ mười hai năm đến hai mươi năm), từ loại tội phạm rất nghiêm trọng đến tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cũng dễ dẫn tới lạm quyền từ phía người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

Để quán triệt nguyên tắc phân hóa tội phạm và để phục vụ cho việc áp dụng hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cần thiết phải sửa đổi quy định về các tội trong Chương XI Bộ luật Hình sự năm 1999 và phân chia khung hình phạt theo hướng:

1. Dựa trên quy định Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 về phân loại tội phạm và mức độ nguy hiểm của từng hành vi để chia các tội phạm thành nhiều khung (thường từ 2 đến 4 khung).

2. Các tình tiết định khung cần phải được quy định đầy đủ và cụ thể để tạo cơ sở cho việc áp dụng pháp luật và xác định khung hình phạt.

3. Trong khung hình phạt tăng nặng - tình tiết định khung bao gồm tất cả các tình tiết thể hiện mức độ nguy hiểm cao của tội phạm hoặc người phạm tội, cho phép xử phạt nghiêm khắc những trường hợp nguy hiểm cần phải nghiêm trị.

4. Trong khung hình phạt giảm nhẹ, tình tiết định khung cần được mở rộng để có thể khoan hồng đối với các đối tượng cần xử phạt nhẹ

Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 78 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội phản bội Tổ quốc như sau:

1. Công dân Việt Nam nào câu kết chặt chẽ với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ trên mười lăm năm đến hai mươi năm.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phản bội Tổ quốc

Miễn trách nhiệm hình sự là chế định pháp lý hình sự liên quan chặt chẽ đến quá trình chứng minh và việc thực hiện chính sách hình sự trong việc xử lý các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng. Nguyên tắc pháp chế được thừa nhận chung trong Nhà nước pháp quyền đòi

hỏi việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm phải triệt để, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và người phạm tội là phải thu thập chứng cứ chứng minh, làm rõ những tình tiết nhằm tạo điều kiện, tạo cơ sở cho việc áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hình sự. Việc mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trong đó có tội phản bội Tổ quốc là dựa trên những nhận xét sau:

Một là, miễn trách nhiệm hình sự nói chung được quy định trong Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng các quy định của điều luật này quá khái quát nên khó áp dụng trong thực tiễn. Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 25 là "do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa". Như vậy, "chuyển biến của tình hình" là như thế nào? và tình hình đã chuyển biến là tình hình gì, thì không được nhà làm luật giải thích dẫn đến không có sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật.

Hai là, điều kiện miễn trách nhiệm hình sự được nêu trong khoản 2 Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 là "trước khi hành vi phạm tội được phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm". Mặc dù được quy định cụ thể hơn khoản 1, nhưng nội dung khoản 2 Điều 25 về cơ bản vẫn chung chung, nên vẫn khó vận dụng vì cơ quan tiến hành tố tụng không dễ thống nhất với nhau về tình tiết như thế nào là "hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm".

Ba là, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự là phù hợp với đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta hiện nay trong việc giải quyết vụ án, xử lý các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng, nhất là những vụ có đông người tham gia

như vụ án Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Túy. Điều kiện để xét miễn trách nhiệm hình sự (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999) theo quan điểm của của PGS.TSKH Lê Cảm: chỉ nên quy định thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất căn cứ về nhân thân, tức là chỉ cần quy định khái quát là người phạm tội có nhân thân tốt hoặc chưa có tiền án, tiền sự. Nhóm thứ hai là các căn cứ liên quan đến can phạm sau khi phạm tội hoặc lý do phạm tội. Điều kiện này bao gồm nhiều tình tiết cụ thể và chỉ cần căn cứ vào một tình tiết đó là cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể xem xét để miễn trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn, các tình tiết có thể là: tự thú, khai báo rõ sự việc, lập công chuộc tội... Trong các tình tiết nêu ở loại thứ hai này có một số tình tiết đã được quy định tại khoản Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 [8, tr. 193].

Việc mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự theo hướng này sẽ có tác dụng, hiệu quả lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng.

Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật về tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình sự Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò đó, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc, có như vậy mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, có tác dụng phòng ngừa và đấu tranh với những tội phạm nguy hiểm như tội phản bội Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)