Mặt chủ quan của tội phản bội Tổ quốc

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tội phản bội Tổ quốc được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, khả năng quốc phòng, sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là dấu hiệu bắt buộc phải xác định rõ, người thực hiện hành vi nghiêm trọng có thể chỉ nhằm vào một vài mục tiêu nói trên, nhưng nói chung là thay đổi chế độ kinh tế xã hội của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân, nội dung quan trọng nhất của mục đích chống chính quyền nhân dân.

Mục đích phạm tội là chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Tuy nhà làm luật không nêu ra dấu hiệu mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong điều luật đã thể hiện rõ ràng mục đích chống chính quyền nhân dân. Mục đích chống chính quyền nhân dân là một phạm trù mang tính chất chính trị pháp lý. Nội hàm của nó thể hiện ở việc khi thực hiện hành vi phạm tội phản bội Tổ quốc, người phạm tội hướng tới mục tiêu làm suy yếu chính quyền, lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Hiến pháp quy định. Đó cũng là mục tiêu chính trị của những kẻ có mục đích phản quốc, mục đích phá hoại, mục đích phản cách mạng mà các văn bản pháp luật hình sự được Nhà nước ta ban hành trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1985. Chính dấu hiệu "mục đích chống chính quyền nhân dân" phản ánh một cách rõ ràng và trực tiếp nhất tính chất chính trị của

tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, tội phản bội Tổ quốc nói riêng và đây cũng là dấu hiệu cho phép phân biệt tội phản bội Tổ quốc với các loại tội phạm khác.

Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng động cơ phạm tội có thể rất khác nhau như do bất mãn với chế độ, thù hận giai cấp, do vụ lợi cá nhân... Theo chúng tôi, nhà làm luật không quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, động cơ phạm tội là nhân tố bên trong (nhu cầu được nhận thức) thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Vì vậy, chúng ta không thể nói nhu cầu này là tốt hay xấu, càng không thể nói nhu cầu kia có tính chất phạm tội hay không phạm tội, mà chỉ có thể đánh giá thông qua hành vi của người thực hiện.

Thứ hai, động cơ phạm tội không phải là yếu tố định tội đối với tội phản bội Tổ quốc và cũng không có ý nghĩa lớn đối với việc quyết định hình phạt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ động cơ phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm này và trong việc quyết định hình phạt.

Thực tiễn và lý luận chỉ ra rằng để xác định mục đích chống chính quyền nhân dân của người phạm tội, chúng ta phải phân tích các tình tiết thuộc về hành vi khách quan mà người đó thực hiện và các tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội. Trên cơ sở xem xét khách quan và toàn diện hai loại tình tiết trên mới có thể xác định được mục đích phạm tội một cách đúng đắn.

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)