THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 64 - 81)

NĂM 1975 ĐẾN NAY

Sau năm 1975, tình hình an ninh chính trị đã xuất hiện những vấn đề mới, cấp bách cần giải quyết. Hơn một triệu ngụy quân, ngụy quyền, hơn hai triệu đảng viên thuộc các đảng phái chính trị phản động tan rã tại chỗ. Một số di tản ra nước ngoài, một số ra trình diện và học tập cải tạo, số còn lại trà trộn trong dân, thay đổi địa bàn hoặc chạy vào rừng lẩn trốn. Chúng dần dần co cụm, tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống đối.

Đặc điểm chung của các tổ chức chống đối thời kỳ này là hình thành và hoạt động có tính chất tự phát, manh động. Trong 1.359 tổ chức chống đối

bị ta phát hiện trong giai đoạn 1975-1978 có 1.348 tổ chức ở các tỉnh phía Nam với 36.140 đối tượng tham gia, trong đó có 520 toán có vũ trang với 5.000 tên. Chúng đã gây ra 17 vụ bạo loạn, 1.506 vụ tập kích vào chính quyền cấp xã, 1.348 vụ gài mìn, lựu đạn, làm chết 376 người, làm bị thương 243 người. Ta đã tiến hành truy quét tiêu diệt 2.447 tên, bắt 2.200 tên, buộc 1.200 tên ra đầu thú, thu 3.000 súng các loại và nhiều phương tiện tài liệu phản động, xóa sổ toàn bộ các toán phản động có vũ trang.

Từ năm 1978, bọn phản động bên ngoài câu kết với những phần tử phản động trong nước tiến hành chống phá cách mạng, đặc biệt chúng tiến hành nhiều hành vi nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Chúng tiến hành xây dựng trên đất Thái Lan những căn cứ huấn luyện, kho vũ khí, bãi biển... làm bàn đạp lật đổ chính quyền.

Nghiên cứu tình hình xét xử tội phản bội Tổ quốc trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay cho thấy: số vụ án phản bội Tổ quốc đều là những vụ án diễn biến phức tạp, khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, số vụ án ngày càng giảm dần, nhất là từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến nay. Theo thống kê của ngành Tòa án cho thấy:

Từ năm 1980-1984, có 17 vụ án phản bội Tổ quốc, chiếm 4,4% trong số các vụ đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.

Từ năm 1985-1989, có 2 vụ án phản bội Tổ quốc, chiếm 0,9% trong số các vụ đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, giảm hẳn so với thời kỳ trước.

Từ năm 1990 đến nay, không có vụ án phản bội Tổ quốc nào được đưa ra xét xử.

Như vậy, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử, chỉ xin đưa ra một vụ án điển hình được xét xử về tội phản bội Tổ quốc để chứng minh: vụ án Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy là một ví dụ:

Ngày 14/12/1984, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa công khai xét xử sơ thầm đồng thời chung thẩm vụ án gián điệp quan trọng do nước ngoài và tình báo lục quân TL tổ chức nhằm tiến hành phá hoại và hoạt động vũ trang lật đổ chế độ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vào đầu năm 1975, trước cuộc tiến công thần tốc và nổi dậy của quân và dân ta, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh sống lưu vong ở Pháp được Trần Văn Hữu, nguyên thủ tướng bù nhìn cũ phái về Sài Gòn để vận động Nguyễn Văn Thiệu cải tổ chính phủ, đưa Trần Văn Hữu về tham chính. Nhưng âm mưu của chúng thất bại do đợt tiến công thần tốc và nổi dậy của quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam. Mặc dù vậy, chúng vẫn lén lút ở lại Sài Gòn để tìm gặp bọn phản động có thù hằn với cách mạng như Hồ Tấn Khoa, Lê Chơn Tình, Huỳnh Vỹnh Sanh, Lê Quốc Quân,... bàn bạc kế hoạch phản bội Tổ quốc.

Sau khi trở về Pháp, ngày 17/02/1976, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh tổ chức họp báo tại Pari, có Trần Văn Hữu và một số tên việt gian khác tham dự, bịp bợm công bố cái gọi là "Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng miền Nam Việt Nam" và khoe khoang "lực lượng" của chúng đang hoạt động tại đồng bằng Nam Bộ. Đầu năm 1977, Túy và Hạnh đã bắt đầu liên hệ với sứ quán nước ngoài tại Pari, sau đó chúng chuyển "tổng hành dinh" sang TL, lập căn cứ huấn luyện, tuyển mộ nuôi quân đưa về chống phá chính quyền Việt Nam.

Bọn Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đã rất nhiều lần ra nước ngoài để gặp gỡ và xin viện trợ để nuôi quân thực hiện những âm mưu của bọn chúng. Bọn chúng cũng đã tiếp xúc với một cựu thứ trưởng ngoại giao và một số quan chức ngoại giao, bộ quốc phòng của nước ngoài để bàn kế hoạch phá hoại, lật đổ chế độ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng cũng lên kế hoạch tuyển mộ, lập căn cứ huấn luyện trên đất TL nhận sự giúp đỡ từ

nước ngoài để đưa tiền giả vào Việt Nam nhằm phá hoại kinh tế trong nước đồng thời chúng đưa gián điệp, vũ khí và các phương tiện hoạt động khác từ TL vào Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu lật đổ chính quyền Việt Nam. Bọn chúng đã móc nối với nhiều sĩ quan và nhân viên ngụy quyền trốn cải tạo để thành lập các đơn vị gọi là "tổ đặc biệt", các "quân khu", âm mưu chiếm một số vùng quan trọng làm căn cứ bàn đạp để hòng thực hiện cái gọi là "lấy nông thôn bao vây thành thị" từng bước tiến hành lật đổ chính quyền cả nước.

Bên cạnh những hành động trên, bọn chúng còn đổi tên cái gọi là "Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng miền Nam Việt Nam" thành "Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam" để phản ánh ý đồ của nước ngoài là lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng một mặt tiếp tục xin viện trợ súng, đạn dược, tiền, đôla từ nước ngoài để nuôi quân và duy trì tổ chức, một mặt đưa gián điệp về Việt Nam nhằm phá hoại các cơ sở vật chất của Việt Nam, phá hoại các cơ quan ngoại giao ở Việt Nam nhằm làm mất uy tín của chính quyền Việt Nam ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, chúng hy vọng tạo lôi kéo các nhóm phản động khác liên minh hành động dưới sự chỉ huy của chúng. Không những thế, bọn chúng còn phối hợp hoạt động với bọn phản động một số nước ngoài khác, đẩy nhanh chiến tranh xâm lược biên giới để hỗ trợ cho kế hoạch phá hoại, bạo loạn trong nước. Chúng còn xây dựng cương lĩnh, hiệu triệu phản cách mạng, tạo điều kiện pháp lý cho sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Việt Nam.

Sau 4 ngày xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên án bọn Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và đồng bọn là những công dân Việt Nam đã phạm tội phản bội Tổ quốc. Tòa tuyến án 21 tên phạm 2 tội: phản bội Tổ quốc và gián điệp với các mức án thích đáng cho bọn chúng.

Từ ví dụ trên, ta có thể xem xét từng cấu thành tội phạm để thấy rõ hơn hành vi phản bội Tổ quốc của bọn Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và đồng bọn:

Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và đồng bọn đã xâm hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Bọn chúng tìm mọi cách lật đổ chế độ chính trị, khả năng quốc phòng, sự vững mạnh của một Nhà nước mới giải phóng. Bọn chúng tổ chức xâm nhập lãnh thổ nước ta nhiều lần, móc nối với những tên phản động trong nước lợi dụng các đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, một nhóm phản cách mạng và đám sĩ quan ngụy cũ mưu toan tổ chức phá hoại, gây rối xã hội, gây bạo loạn, lật đổ chế độ nước ta và chống nhân dân ta. Chúng xâm phạm nghiêm trọng đến mặt khách thể của tội phạm là Nhà nước, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã được pháp luật Nhà nước ta bảo vệ.

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện rất rõ là hành vi câu kết với bọn bành trướng nước ngoài và tình báo lục quân TL. Mặt khác, bọn chúng còn liên lạc trực tiếp với Lê Thị Anh tại M là người giữ đầu mối của Cục Tình báo Trung ương M (CIA) để móc nối với chính quyền Hoa Kỳ. Bọn chúng đã liên lạc rất mật thiết với tình báo nước ngoài tại Pari rồi chuyển hẳn mọi việc móc nối, bàn bạc, tổ chức việc chống phá Việt Nam về sứ quán nước ngoài tại TL. Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đã rất nhiều lần ra nước ngoài, trong các chuyến đi đó, chúng có gặp HNL- một quan chức cấp cao của nước ngoài và một số quan chức khác của nước ngoài sau này trực tiếp nhúng tay nuôi dưỡng bọn việt gian bán nước. Hành vi câu kết với nước ngoài của bọn Túy, Hạnh được thể hiện rất rõ ở những hành vi sau:

+ Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh đã bàn bạc với bọn phản động nước ngoài và tình báo TL; bọn chúng lên kế hoạch cụ thể về phương án phối hợp hành động giữa nước ngoài với cơ quan tình báo lục quân TL trong việc tổ chức các mặt hoạt động tuyển mộ người, huấn luyện và tổ chức những cuộc đưa gián điệp về Việt Nam. HNL cùng những quan chức khác của nước ngoài bày mưu tính kế với Túy, Hạnh và chính thức tuyên bố rằng việc điều hành trực tiếp hàng ngày của bọn Túy, Hạnh là sứ quán của nước ngoài (nước đã

cung cấp vũ khí, đạn dược, tiền bạc,...). Bọn chúng liên lạc trực tiếp với nhau bằng những điện đài, truyền tin để có thể bạn bạc cụ thể và đưa ra những sách lược, chiến thuật hợp lý trong từng giai đoạn xâm nhập Việt Nam.

+ Không chỉ bàn bạc mà bọn chúng còn nhận sự giúp đỡ của nước ngoài: tự bản thân Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và đồng bọn không thể thực hiện được những âm mưu đen tối của bọn chúng. Lúc đầu chỉ là những hoạt động về nước nắm tình hình và vận động hành lang để đưa Trần Văn Hữu về nước tham chính hòng cứu chế độ ngụy quyền đang hấp hối. Âm mưu đó không thành, nhưng chúng cũng đã chớp thời cơ khi đất nước mới giành được độc lập còn muôn vàn khó khăn. Bọn Lê Quốc Túy đã tiếp tục ở lại và móc nối với những tên phản động có hận thù với cách mạng để vạch bàn kế hoạch chống phá cuộc sống mới của nhân dân, gây rối an ninh trật tự, chúng giao nhiệm vụ cho đám này ở lại trong nước bí mật gây dựng lực lượng, ém quân sẵn sàng. Phần mình, Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh quay trở lại Pari tổ chức họp báo, chúng huênh hoang quảng cáo cái gọi là "Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng miền Nam". Bên cạnh đó, chúng không ngừng móc nối với giới cầm quyền nước ngoài. Bọn chúng rất nhiều lần đi nước ngoài để gặp giới chức nước ngoài xin viện trợ đôla, vũ khí, tầu thuyền và các phương tiện khác phục vụ cho những tên gián điệp làm tay sai nước ngoài hoạt động trên đất Việt Nam. Không chỉ nhận giúp đỡ về tiền bạc, súng đạn mà bọn chúng còn được tính báo TL cử hàng loạt sĩ quan có kinh nghiệm từ cấp sĩ, cấp úy đến cấp đại tá hình thành một hệ thống tổ chức bám sát các cơ sở và hoạt động của Túy, Hạnh để giúp đỡ. TL cũng cử người đi cùng bọn Túy, Hạnh đến các trại tị nạn để tuyển mộ người Việt Nam trốn ra nước ngoài về căn cứ huấn luyện. Cục tình báo lục quân TL đã cử những chuyên viên có kinh nghiệm đến "mật cứ" huấn luyện lũ gián điệp về kỹ thuật truyền tin, tác chiến, hành quân, đánh úp... Bọn chúng còn lập kho vũ khí cho bọn Túy, Hạnh ở cảng của nước ngoài nơi chúng đặt căn cứ và dùng cảng này làm nơi ẩn giấu đội tầu xâm nhập.

+ Ngoài việc bàn, bạc câu kết với nước ngoài và nhận sự giúp đỡ từ nước ngoài và lục quân TL, bọn chúng còn lấy TL làm căn cứ để hoạt động và bày mưu chống phá Việt Nam. Đây chính là điểm chú ý của mặt khách quan của tội phạm và khác với các tội phạm khác. Bọn Túy, Hạnh được nước ngoài và TL giúp đỡ đưa tổ chức của chúng từ P về TL, cho tiện việc nuôi quân và đổ quân vào Việt Nam hơn tại P. Tại TL, bọn chúng được phép lập một cơ quan chỉ đạo tối cao mà chúng gọi là "tổng hành dinh". Để bảo vệ tổng hành dinh ngoài tay chân của Túy, Hạnh còn có sĩ quan quân đội và cảnh sát TL canh gác và giúp việc. Cục tình báo TL còn giao nhiệm vụ cho đồn biên phòng TL có nhiệm vụ bảo vệ và tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho mật cứ.

Như vậy, với những hành vi của bọn Túy, Hạnh đã nêu ở trên cho thấy hầu hết các hành vi đều phản ánh rất rõ mặt khách quan của tội phản bội Tổ quốc. Các hành vi câu kết với nước ngoài thể hiện rất rõ những âm mưu đen tối của bọn chúng nhằm lật đổ chính quyền, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đối với tội phản bội Tổ quốc, chủ thể bắt buộc phải là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam. Với ví dụ trên, ta thấy rõ Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và đồng bọn đều là công dân Việt Nam. Lê Quốc Túy sinh năm 1932 tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Mai Văn Hạnh sinh năm 1928 tại Hà Nội. Bọn Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và đồng bọn đều là công dân Việt Nam được sinh ra, lớn lên tại Việt Nam, bọn chúng đều là những người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi của mình. Do đó, những hành vi mà bọn chúng gây ra đều là những hành vi phản lại Tổ quốc, phản lại chế độ chính trị xã hội của Nhà nước Việt Nam, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Hành vi của Túy, Hạnh là cố ý gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội của Nhà nước. Hành vi của

chúng thực hiện do lỗi cố ý: bàn bạc, câu kết với nước ngoài, nhận sự giúp đỡ của nước ngoài thực hiện các hành vi phá hoại Nhà nước. Bọn chúng cố ý thực hiện những cuộc xâm nhập gián điệp vào Việt Nam, tổ chức những chương trình hành động cụ thể để chống phá Nhà nước như: Huỳnh Vĩnh Sanh thì âm mưu lôi kéo những tên tình báo sĩ quan ngụy cũ để phục vụ cho việc thu thập tin tức, tập hợp báo cáo gửi cho bọn Túy, Hạnh. Bọn chúng còn chia nhau ra tìm cách đổi tiền giả lấy tiền thật để mua vàng tích trữ. Theo lệnh của nước ngoài thông qua bọn Túy, Hạnh, y tìm cách nắm các cơ quan xuất nhập khẩu, nghiên cứu tình hình giá cả, vừa để có điều kiện "nhận hàng vào, đưa tin ra nước ngoài", báo cho Túy Hạnh ở nước ngoài biết rõ trong nước cần gì, thiếu gì, để có cách phối hợp với nước ngoài chống phá kinh tế Việt Nam hòng làm cho đời sống nhân dân hết sức cực khổ để kích động lật đổ chính quyền. Ngoài việc thu thập tin tức báo cáo bành trường nước ngoài, bọn Túy, Hạnh cùng Lê Quốc Quân vạch ra những chương trình hành động nhằm chống phá cách mạng gồm hai giai đoạn rất tàn bạo: giai đoạn 1: lập các "tổ cảm tử" nhỏ, phân tán ở các đô thị, trang bị gọn nhẹ, thực hiện ám sát, giải truyền đơn, kích động quần chúng xuống đường biểu tình,... nhằm gây tiếng vang. Giai đoạn hai dự kiến thúc đẩy mạnh hoạt động ở các vùng rừng núi, và nông thôn kết hợp với thành thị nổi dậy cướp chính quyền từng khu vực, tiến

Một phần của tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)