Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Tiểu luận marketing ngân hàng techcombank (Trang 126 - 132)

6. Điểm mạnh và điểm yếu

2.9.4Ma trận SWOT

2.9.4.1 Khái quát về ma trận SWOT

Ma trận SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ.

Việc đánh giá các điểm mạnh (Strengths) và các điểm yếu (Weaknesses) hay còn gọi là phan tích các yếu tố bên trong trên các góc độ như: nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hóa, truyền thống của tổ chức. Việc đánh giá này mang tính chất tương đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung.

Phân tích các cơ hội (Opportunities) và đe dọa (Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố đó liên quan đến môi trường bên ngoài của tổ chức. Những khía cạnh liên quan đến cơ hội và mối đe dọa có thể biến động của nền kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái), sự thay đổi Chính sách của Nhà nước, cán cân cạnh tranh thay đổi, …Nếu như việc phân tích này được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suốt thì các

chiến lược đề ra sẽ có thể nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa có thể xảy ra. Từ việc phân tích này, ta có thể lập nên ma trận SWOT nhằm giúp cho việc đưa ra các giải pháp chiến lược.

Mẫu ma trận SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weakness, Opportunities và Threats theo mẫu sơ đồ sau:

Cơ hội (O) Đe dọa (T)

Điểm mạnh (S) SO ST

Điểm yếu (W) WO WT

Trong đó:

Si: là điểm mạnh, giả sử có n điểm mạnh Wi: là các điểm yếu, giả sử có m điểm yếu Oj: là các cơ hội có thể có, giả sử có h cơ hội

Tj: là các mối đe dọa có thể diễn ra, giả sử có k mối đe dọa

Các thành phần của ma trận SWOT có thể gợi ý về các giải pháp chiến lược nhằm giúp phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội qua việc nghiên cứu và phân tích các SiOj, ngăn chặn các mối đe dọa qua việc nghiên cứu, phân tích các SiTj, biết được các hạn chế trong việc nắm bắt cơ hội qua việc phân tích các WiOj và tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh khỏi các đe dọa qua việc nghiên cứu các WiTj.

Ma trận SWOT có 4 chiến lược cơ bản sau:

1. Chiến lược SO (strengths- opportunities): là chiến lược để sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

2. Chiến lược WO (Weaks-Opportunities): là chiến lược nhằm hoàn thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

3. Chiến lược ST ( Strengths- Threats): là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.

4. Chiến lược WT (Weaks – Threats) là chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa bên ngoài.

Chất lượng phân tích của mô hính SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi môi trường: kinh tế, tài chính,

chính trị, pháp luật,…cũng như việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp cần khách quan và xác thực.

Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải được đảm bảo tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng các kết quả này để ra nhiều quyết định chiến lược quan trọng.

2.9.4.2 Phân tích ma trận SWOT của ngân hàng Techcombank chi nhánh quận Gò Vấp CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CƠ HỘI: O

1. Cơ hội thị trường ngày càng phát triển trong tương lai. 2.Khả năng hội nhập quốc tế. 3. Sự gia tăng và phát triển nhanh nhóm khách hàng tiềm năng ĐE DỌA: T 1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đối thủ cạnh tranh mạnh. 2. Hệ thống pháp luật và định chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện. 3. Môi trường thu hút nhân tài cạnh tranh gay gắt

ĐIỂM MẠNH: S

1. Cổ đông chiến lược có tiềm năng tài chính mạnh 2. Ban lãnh đạo và CBCNV ngân hàng có trình độ cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng 3. Văn hóa tín dụng thận trọng, chính sách hợp lý, khả năng phát triển khả quan. CHIẾN LƯỢC S – O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội, thời cơ.

CHIẾN LƯỢC S -T: Phát huy điểm mạnh để né tránh các mối đe dọa.

ĐIỂM YẾU: W

1. Qui mô và địa bàn hoạt động với Hiệu quả hoạt động (đặc biệt là hoạt động Marketing) chưa cao.

2. Sản phẩm dịch vụ còn ít, cơ cấu sản phẩm chưa cân đối

CHIẾN LƯỢC W-O: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu CHIẾN LƯỢC W-T: Khắc phục điểm yếu, hạn chế các mối đe dọa thấp nhất.

PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH QUẬN GÒ VẤP GIAI ĐOẠN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2015-2020 1. Mục tiêu

Trở thành ngân hàng bán lẻ số một Việt Nam đang là mục tiêu chiến lược hàng đầu của ngân hàng Techcombank. Là đối tác tài chính mà khách hàng trong nước và quốc tế mong muốn cùng hợp tác phát triển.

Tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Khách hàng của Techcombank bây giờ không còn phải đến tận các chi nhánh để thực hiện một giao dịch nữa mà chỉ cần ở nhà click chuột với ngân hàng trực tuyến hay ghé qua cây ATM ở gần nhà. Mọi giao dịch, từ kiểm tra thông tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán tiền điện, điện thoại, học phí, mua vé máy bay cho đến gửi tiết kiệm online, vay online… đều có thể thực hiện qua các kênh này.

Ngân hàng phải có một hệ thống công nghệ mạnh, hiện đại, có độ mở rộng cao cũng như an toàn về bảo mật thông tin, đảm bảo có thể hỗ trợ mức độ tăng trưởng kinh doanh cao trong nhiều năm. Chất lượng dịch vụ nhìn từ góc độ của KH là rõ ràng và chính xác nhất. Họ kỳ vọng những gì? Dịch vụ Techcombank được xây dựng trên cơ sở đó, hiểu nhu cầu của khách hàng và mang đến cho họ những gói giải pháp đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh nhất, tốt nhất.

Các sản phẩm của ngân hàng giờ đây đi vào chiều sâu nhiều hơn, phục vụ sát nhu cầu của từng phân khúc khách hàng hơn. Bởi nhu cầu tài chính của hộ kinh doanh sẽ khác với nhu cầu trong những ngành chuyên biệt như luật, y tế…, nhu cầu của người mới kinh doanh sẽ khác với nhu cầu của người kinh doanh lâu năm… Trong mỗi một sản phẩm cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận marketing ngân hàng techcombank (Trang 126 - 132)