6. Điểm mạnh và điểm yếu
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Ngoài bốn ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Nhà nước là Vietcombank, Incombank, BIDV, AGRIBank, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngoài quốc doanh của Techcombank là: VPbank, Sacombank, VIBank, ngân hàng An Bình, ngân hàng Sài Gòn Gia Định, ngân hàng Đông Nam Á.... Hiện tại các đối thủ cạnh tranh của Techcombank đang đẩy mình mở rộng mạng lưới ngân hàng. Vì khách hàng mục tiêu mà các hai ngân hàng nhắm đến là học sinh-sinh viên, cán bộ công nhân viên, và các doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng đó thì Techcombank cần trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, tranh thiết bị và nhân sự có trình độ cao…nhằm giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và nhanh chóng.
1.2.2 Khách hàng.
Khách hàng chính của Ngân hàng Techcombank ở chi nhánh quận Gò Vấp là những học sinh - sinh viên, cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những khách hàng trên có nhu cầu sử dụng những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Khách
hàng có hai loại: khách hàng đi vay vốn và khách hàng đóng vai trò là người cung cấp vốn tức là đi gửi tiền. Đối với khách hàng cung cấp vốn thì quyền thương lượng là khá mạnh bởi sự phát triển và tồn tại của ngân hàng là dựa vào nguồn vốn huy động được từ khách hàng này.
Đối với khách hàng đi vay vốn, quyền thương lượng của họ yếu hơn so với ngân hàng. Khi đi vay vốn khách hàng cần phải tránh nhiều thủ tục và quyền cho vay hay không phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng về tính hiệu quả của khoản vay.
1.2.3 Người cung ứng.
Chi nhánh Techcombank tại chi nhánh Gò Vấp huy động vốn từ: học sinh sinh viên, cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp… và chịu sự tác động trực tiếp từ nhà cung ứng này. Ngân hàng Techcombank và các ngân hàng thương mại khác điều bị tác động bởi các chính sách như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, li suất tái cấp vốn, lãi suất chiếc khấu, lãi suất cơ bản… có thể thấy rõ tác động của chúng làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn và cho vay của ngân hàng. Các nhà cung ứng về công nghệ như hiệp hội thẻ thanh toán, các nhà cung cấp internet, các nhà cung cấp khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạt động của ngân hàng.
Một nhà cung ứng khác cũng quan trọng không kém là các trường Đại học trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng. Hiện nay với sự phát triển của hệ thống giáo dục Đại học thì nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngân hàng ngày càng được cải thiện.
1.2.4 Đối thủ tiềm ẩn.
Tất cả các ngân hàng trong và ngoài nước điều có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Techcombank nhất là sau khi Việt Nam mở cửa toàn diện trong ngành ngân hàng thì các ngân hàng trong nước sẽ dần bị ngân hàng nước ngoài xâm chiếm vì nguồn lực của các ngân hàng nước ngoài này rất mạnh từ nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao…
1.2.5 Sản phẩm thay thế.
Về cơ bản các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng có thể sắp xếp thành 5 loại sau:
Là nơi nhận các khoản tiền
Là nơi thực hiện thanh toán
Là nơi vay tiền
Là nơi hoạt động kiều hối
Đối với ngân hàng sản phẩm thay thế là không cao vì khi tiến hành giao dịch thì cần phải có sự rõ ràng về chứng từ, hóa đơn trong các sản phẩm dịch vụ, nếu có phiền hà trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ thì đối tượng khách hàng này sẽ có khuynh hướng chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác.
1.3 Cơ hội và thách thức.
1.3.1 Cơ hội
Quá trình hội nhập quốc tế sẽ đem lại cho VN nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, tận dụng những kinh nghiệm quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học của các nước đi trước, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ, nâng vị trí của VN trên trường quốc tế. Trong điều kiện thuận lợi như vậy đã mở ra cho Techcombank nhiều cơ hội .
Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Với sự hỗ trợ kinh nghiệm của đối tác chiến lược HSBC, Techcombank đã hoàn thiện một cách cơ bản hệ thống quản trị ngân hàng; trong đó phải kể đến việc hoàn thiện cấu trúc hệ thống, chính sách tín dùng và quản lý rủi ro, quy chế tài chính và kiểm tra kiểm toán nội bộ. Tăng tiềm lực về vốn cũng như tăng khả năng quản trị. Hiện nay HSBC đã nâng tỷ lệ vốn góp của mình lên tới 15%. Trên cơ sở hợp tác chiến lược giữa Techcombank và HSBC, hai bên đã triển khai nhiều trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 2 lĩnh vực chính sau:
+ Hợp tác kinh doanh nhằm tận dụng lợi thế của 2 bên trong Dịch vụ Quản lý tiền tệ, một trong các dịch vụ quan trọng của HSBC Techcombank với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp đã hỗ trợ các khách hàng của HSBC tại những nơi mà HSBC không có chi nhánh. HSBC cũng tiến hành chuyển giao công nghệ để Techcombank có thể cung cấp dịch vụ quản lý tiền tệ cho khách hàng của mình.
+ HSBC còn trợ giúp có hiệu quả cho Techcombank qua một hợp đồng riêng với ngân sách đáng kể nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của Techcombank, đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm..
Techcombank vừa tiếp nhận 12 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay mua nhà. Nguồn vốn này có từ thỏa thuận hợp tác giữa Techcombank và Công ty Phát triển Tài chính Hà Lan (FMO). Cụ thể, thỏa thuận hợp tác đầu tiên liên quan đến khoản hỗ trợ 6 triệu USD, do FMO cung cấp cho Techcombank bằng VND nhằm mục đích cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Thỏa thuận thứ hai là khoản tài trợ 6 triệu USD từ FMO, cho mục đích cho vay mua nhà. Khoản tài trợ này sẽ được Techcombank sử dụng để cung cấp cho các khoản vay mua nhà với thời hạn từ 10 - 15 năm. Tăng vốn khả dụng, quy mô tăng, có sự hỗ trợ của phía đối tác, chứng tỏ có uy tín thu hút được nhà đầu tư lớn. Chương trình hợp tác hai bên cùng có lợi, sự hợp tác với đối tác không chỉ tiết kiệm chi phí huy động vốn, thời gian huy động, chi phí cơ hội thấp, mà còn có được sự hỗ trợ kinh nghiệm và quy trình hiện đại của phía đối tác.
Cơ hội mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế trong các giao dịch tài chính quốc tế. Cơ hội mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Techcombank là một trong các ngân hàng cổ phần Việt Nam được khách hàng nước ngoài chấp nhận nhiều nhất ngay cả tại các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Tây Âu, Techcombank đã có mạng lưới ngân hàng đại lý gần 100 quốc gia với trên 400 ngân hàng và trên 11. 000 địa chỉ trên toàn thế giới. Trong quá trình phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế cùng với những tiền đề sẵn có như vậy sẽ mở ra cho Techcombank nhiều cơ hội tiếp cận, làm ăn với các đối tác nước ngoài, góp phần tăng lợi nhuận, tăng vị thế của Techcombank trên trường quốc tế.
Thu nhập của dân cư ngày càng tăng, nền kinh tế đang trên đà phát triển:
Techcombank đang phục vụ 200.000 khách hàng dân cư. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên. Thu nhập thực tế tăng và kì vọng thu nhập cũng tăng làm tăng nhu cầu chi tiêu thực tế, tăng nhu cầu tớn dụng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Dự kiến năm nay tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8.5% thì đó chính
là cơ hội cho Techcombank phát triển cung ứng dịch vụ. Nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng cao và tinh tế hơn. Thói quen tích lũy đang dần thay thế bởi hành vi tiêu dùng mới, thay vì tích luỹ người dân đã dần quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo lập cuộc sống tiện nghi ngay bằng vốn hỗ trợ của ngân hàng.
Với thế mạnh sẵn có trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, cùng với những kỳ vọng về nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trong thời gian tới, thu nhập và đời sống của người dân không ngừng nâng cao sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho Techcombank mở rộng thị phần trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam...Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, tỷ suất lợi nhuận bình quân cao, kích thích sự đầu tư mới và đầu tư mở rộng, từ đó kích thích cầu tín dụng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngành ngân hàng. Và khi kinh tăng trưởng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ kèm theo của doanh nghiệp như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ thẻ, thanh toán nội địa,.. đều tăng. Đây là cơ hội cho các ngân hàng cung ứng dịch vụ. Đặc biệt Techcombank có thế mạnh trong thanh toán quốc tế. Vậy có thể tối đa phát huy lợi thế của ngân hàng.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Techcombank học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Góp phần nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng
Techcombank đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 cụ thể hóa quy trình làm việc theo hệ thống chất lượng, mang lại sự đơn giản hóa trong việc thực hiện nghiệp vụ, tăng tần suất và chất lượng của Techcombank với khách hàng.
Tạo áp lực cạnh tranh nên thúc đẩy nhanh việc đầu tư phát triển dịch vụ, nâng cao năng lực quản lý:
Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTM VN, trong đó có Techcombank phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN.
Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho Techcombank hoạt động kinh doanhh hiệu quả hơn, giảm vị thế độc tôn của các NHTM nhà nước trong hoạt động tài chính.
1.3.4 Thách thức.
Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần.
Các ngân hàng nước ngoài có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý hiện đại, quy trình hoạt động, quản trị tiên tiến giúp họ có những ưu thế vượt trội về làm giảm chi phí. Mặt khác đó là các ngân hàng lớn, có thể tiết kiệm chi phí nhờ quy mô.Các ngân hàng nước ngoài với sự phát triển lâu đời, các dịch vụ của họ khá hoàn thiện và hầu như đi trước các ngân hàng nội một bước. Khả năng chống đỡ với các biến động thị trường cũng tốt hơn rất nhiều so với ngân hàng VN. Chính vì vậy mà thách thức lớn nói chung của các ngân hàng, nói riêng với Techcombank là làm thế nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ngay chính trên “sân nhà”.
Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.
Mặc dù khi hội nhập VN cũng có những bước chuẩn bị khá tốt để đảm bảo các điều kiện gia nhập WTO nhưng tất cả thì vẫn chưa thực sự đồng bộ và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Một ví dụ điển hình quyết định 493 về phân loại và trích phong rủi ro có thể được coi là khá phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng thực tế vẫn cũn nhiều bất cập.
Ví dụ trong việc xét tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Nhà nước vào giữa thập niên 90, báo cáo các ngân hàng chỉ khoảng 3-4%, theo quyết định 493 thì là khoảng trên dưới 7,5%, theo thông lệ quốc tế thì khoảng 15% vậy là gấp đôi so với theo quyết định 493. Vậy sự không phù hợp này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá kết quả
hoạt động thực tế của các ngân hàng trong nước gây ảo tưởng lớn về khả năng kinh doanhh của các ngân hàng trong đó có Techcombank. Đó chỉ là ví dụ điển hình bởi sự không đồng bộ khiến việc thực hiện các chính sách rất khó khăn, và việc áp dụng chồng chéo các văn bản.
Hơn thế nữa, sự chưa hoàn thiện hệ thống luật pháp, xu hướng tất yếu sẽ phải thay đổi lại vậy thực sự sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanhh của các ngân hàng, sự không ổn định luật pháp tác động vô cùng mạnh đến sự ổn định phát triển lâu dài của ngân hàng.
Tham gia thị trường tài chính quốc tế đồng nghĩa với việc Techcombank sẽ chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế.
Chịu ảnh hưởng của các tác động mạnh của tài chính thế giới, ví dụ như trong giai đoạn hiện nay khi nền tài chính Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng, đặc biệt Merrill Lynch lỗ tới 2, 24 tỷ USD trong giai đoạn này, thảm hại nhất kể từ khi khởi nghiệp cách đây 93 năm. Merrill Lynch là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ, sự khủng hoảng này có thể dẫn tới tình hình kinh doanhh khó khăn của các ngân hàng trên thế giới và đặc biệt ảnh hưởng đến Techcombank. Thị trường tài chính của nhiều nước trên thế giới có chiều hướng suy giảm như Mỹ, Nhật, Anh…. Các báo cáo kinh doanhh của các ngân hàng trên thế giới không mấy thuận lợi, các chỉ số S&P, hay Dow Jones đều diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng và của nhà đầu tư đối với các ngân hàng. Mặt khác việc FED cắt giảm lãi suất 0.05% cũng có thể tác động ảnh hưởng làm giảm lãi suất của các ngân hàng, trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng ở VN năm nay tăng mạnh, hay lạm phát xu hướng khá cao, nếu giảm lãi suất huy động thì ảnh hưởng đến thu nhập thực tế từ lãi, vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Techcombank. Làm thế nào để xác định được mức lãi suất hợp lý, làm thế nào để khôi phục lòng tin của khách hàng vào ngân hàng thì đây cũng là một bài toán khó với các nhà quản trị ngân hàng.
Khách hàng doanh nghiệp của Techcombank chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các Techcombank. Theo đánh giá xếp hạng tín dụng thì hầu hêt các doanh nghiệp VN chỉ đạt cao nhất là mức B, trong khi đó thì cho vay đối tượng này là rất rủi ro. Các khách hàng cá