Tổng quan về cuộc nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiểu luận marketing ngân hàng techcombank (Trang 84 - 89)

6. Điểm mạnh và điểm yếu

2.9.1 Tổng quan về cuộc nghiên cứu

2.9.1.1 Vấn đề nghiên cứu

Vấn đề mà nhóm tập trung nghiên cứu là nhân tố nào tác động mạnh nhất trong mô hình Marketing-mix đến khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng Techcombank (chi nhánh quận Gò vấp). Ngoài ra, nhóm muốn tìm hiểu xem khách hàng thường xuyên của Techcombank là nam hay nữ, mức thu nhập của họ cũng như nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác, để từ đó có thể đưa ra chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả.

2.9.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Nhóm đối tượng nghiên cứu là những khách hàng của Techcombank chi nhánh quận Gò vấp, cùng với những thông tin thứ cấp thu thập được từ ngân hàng.

2.9.1.3 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp: nhóm chúng em tìm hiểu thông qua các giáo trình Marketing

ngân hàng học trên lớp. Dữ liệu thu thập được từ ngân hàng Techcombank chi nhánh quận Gò vấp. Ngoài ra, chúng em tim hiểu thêm thông tin trên các website để chọn lọc ra những thông tin cần thiết cho bài tiểu luận của nhóm.

Thông tin sơ cấp: từ những thông tin thứ cấp có được, chúng em tiến hành lập

bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát những người có sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Techcombank chính nhánh quận Gò vấp. Sau đó, chúng em dùng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích nhân tố, kiểm định Cronbach’s Alpha, T-Test, Anova, hồi quy để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.

2.9.1.4 Phương pháp chọn mẫu

Bởi vì thời gian nghiên cứu và nguồn lực có hạn nên chúng em chọn phương pháp phi xác suất: chọn mẫu thuận tiện: các đơn vị mẫu được chọn ở tại một địa điểm và vào một thời gian nhất định.

 Nhược điểm: không đạt được độ xác thực cao. Phương pháp chọn mẫu này dựa trên tính “dễ tiếp xúc” và “cơ hội thuận tiện” để chọn mẫu.

Số lượng mẫu được xác định qua công thức sau:

N= (Số biến độc lập x 30) ± 10%

2.9.1.5 Quy trình nghiên cứu

Đầu tiên, sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, chúng em tiến hành nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết liên quan. Ngoài ra, chúng em tiến hành thảo luận nhóm sâu nhằm tìm hiểu, phân tích nhằm xác định những vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu để từ đó xây dựng nên các giả thuyết.

Từ các giả thuyết đã có thì nhóm chúng em xây dựng nên một đề cương cụ thể. Sau đó, chúng em tiến hành nghiên cứu, phân tích, sàng lọc, thảo luận sâu về đề tài nghiên cứu của mình để lập ra bảng câu hỏi sơ bộ ban đầu.

Từ bảng câu hỏi sơ bộ này, chúng em tiến hành khảo sát sơ bộ 20 phiếu. Tiếp đến, chúng em sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo, tiến hành phân tích nhân tố và kiểm định cronbach’s alpha thông qua phần mềm SPSS để có được bảng câu hỏi chính thức.

Sau đó, nhóm chúng em tiến hành khảo sát chính thức thêm 300 mẫu nữa. Sau khi khảo sát xong, chúng em dùng phần mềm SPSS để tiến hành thống kê, kiểm định chi- square, kiểm định T-Test, kiểm định Anova, hồi quy để trả lời những giả thuyết đã đặt ra ban đầu.

2.9.1.6 Mô hình nghiên cứu dự kiến

Cơ sở hình thành mô hình 7P

Chúng ta gọi thời đại marketing là giai đoạn bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 khi mô hình kinh doanh chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường và sau này nói chính xác hơn là định hướng khách hàng (chính xác hơn nữa là khách hàng tiêu dùng). Lộ trình chuyển đổi tư duy kinh doanh này hình thành một loạt các khái niệm và định nghĩa mới giúp marketing thực sự trở thành một môn khoa học ứng dụng hiệu quả.

Trong những thập kỷ gần đây, những doanh nghiệp thành công và bền vững đều là doanh nghiệp định hướng marketing (gọi là marketing-oriented company), khác với hai thế lực doanh nghiệp khác là “doanh nghiệp thành công nhờ chính sách nhà nước” và “doanh nghiệp thành công dựa vào

nguồn tài nguyên”. Tuy nhiên hẳn quý vị cũng đồng ý với chúng tôi rằng các thế lực này không phải là mục tiêu để chúng ta nghiên cứu, để noi gương hay theo đuổi trong tiến trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Quá trình này được đối chiếu về lý thuyết từ nhận thức của quản trị doanh nghiệp từ mô hình “5 thế lực” của Michael Porter lấy doanh nghiệp làm chủ thể, sang mô hình “4P” lấy “khách hàng” làm trọng tâm mà Philip Kotler đã đúc kết. Các phép toán vĩ mô càng ngày càng trở nên rắc rối và khó hiểu theo sự tăng trưởng mức độ phức tạp của nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi trong nghiên cứu tâm lý từ quan điểm tâm sinh lý cá nhân (Pavlov và Sigmund Freud) sang Tâm lý Nhân văn mang tính cộng đồng của Abraham Maslow. Sự hiểu biết của chúng ta về Con người dưới góc độ tâm lý và nhu cầu mặc dù vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng rất nhiều quy tắc ứng xử mang tính cộng đồng đã được ghi nhận dưới sự phân tích thống kê. Tuy nhiên Tương lai là một bí ẩn lớn nhất mà càng ngày nhà doanh nghiệp càng không thể chủ quan. Cả Michael Porter và các học giả Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của Con người.

Cả Michael Porter và các học giả Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của Con người.

Có ít người thừa nhận marketing ở cấp độ triết học. Họ cho rằng Tiếp thị là những trò rẻ tiền và khuyến dụ con người làm những việc mà người ta không mong muốn. Chúng tôi muốn cảnh báo với cộng đồng rằng Marketing là một ngành học thuật đã được nâng tầm triết lý, trong đó Brand Marketing là một đỉnh cao. Bản thân marketing không tự xác lập sứ mệnh cho mình mà Con người là động lực hình thành sứ mệnh của khoa học tiếp thị (hiểu theo nghĩa rộng).

Ngày nay lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng marketing, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ con người và vì sự phát triển của loài người. Marketing giúp hình thành Sản phẩm hay cách thức để thỏa mãn Nhu cầu của Con người; không những thế marketing giúp con người nhận ra những khát vọng (Nhu cầu chưa được thỏa mãn) để thúc đẩy họ vươn lên; marketing giúp con người nhận rõ bản thân mình với những người xung quanh, giữa sản phẩm (lợi ích, giá trị) này với sản phẩm (lợi ích, giá trị) khác. Bởi vậy quý vị hẳn sẽ không ngạc nhiên khi Al Ries (học giả nghiên cứu marketing nổi tiếng Mỹ, thế hệ tiếp nối Philip Kotler) so sánh sự tiến bộ của brand & marketing song hành

với thuyết tiến hóa của Darwin trong nhận thức của con người về thế giới vật chất, mối quan hệ trao đổi giữa các cá thể trong cộng đồng và việc xác lập vị thế cá nhân trong cộng đồng.

Chính những phân tích trên đã tạo cơ sở cho nhóm chúng ta lựa chọn mô hình Marketing-mix để làm mô hình nghiên cứu cho để tài này:

Hiệu quả hoạt động Marketing-mix Sản phẩm dịch vụ Sự hữu hình Yếu tố con người Quy trình giao dịch Cạnh tranh về giá Chiêu thị Sự phân phối H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7

Một phần của tài liệu Tiểu luận marketing ngân hàng techcombank (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w