Điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động marketing tại ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu Tiểu luận marketing ngân hàng techcombank (Trang 82 - 84)

6. Điểm mạnh và điểm yếu

2.8 Điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động marketing tại ngân hàng Techcombank

2.8.1 Điểm mạnh

 Thể chế, quy định, quản trị rủi ro, tuyển dụng ngày càng hợp lý, hiệu quả.

 Thương hiệu Techcombank đang ngày càng có uy tín.

 Sản phẩm, dịch vụ tín dụng, ngoại hối, tiền tệ và thanh toán quốc tế cạnh tranh tương đối khốc liệt so với các ngân hàng khác.

 Mạng lưới, thị phần và uy tín tương đối tốt ở Hà Nội và Đà Nẵng đang mở rộng dần và khẳng định uy tín ở phía Nam.

 Nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo bài bản và tinh thông ngoại ngữ.

 Chúng ta sẽ được hỗ trợ mạnh bởi thương hiệu Techcombank khác tốt trên thị trường.

 Vốn điều lệ tăng nhanh không chỉ tăng uy tín của Ngân hàng với khách hàng mà còn là cơ sở giúp Ngân hàng phát triển mạnh, mở rộng quy mô hoạt động, kinh doanh an toàn và hiệu quả. Nhờ có nguồn tài chính vững mạnh, trong những lúc khó khăn nhất của thị trường, Techcombank vẫn luôn là người bạn đồng hành sát cánh cùng các khách hàng.

 Trong hoạt động bán lẻ: Techcombank trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam, các sản phẩm trong hoạt động bán lẻ của Ngân hàng rất đa dạng, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn.

 Ngân hàng đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại trong việc quản lý ngân hàng.

 Công tác mở rộng chăm sóc và quan hệ khách hàng được nâng cao, đặc biệt là công tác mở rộng thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Phí dich vụ của các Ngân hàng là tương đối thấp so với các Ngân hàng trong nước và ngoài nước.

2.8.2 Điểm yếu

 Vị thế của Techcombank tại TP. Hồ Chí Minh (thị trường lớn nhất của cả nước) chưa cao, còn nhiều ngân hàng: ACB, Sacombank, Vietcombank...

 Cán bộ dàn mỏng, đa sô nhân viên còn thiếu kinh nghiệm. Thiếu cán bộ để phát triển mạng lưới.

 Công tác điều hành, quản trị còn khá xa chuẩn mực ngân hàng quốc tê hiện đại.

 Cơ sở khách hàng mỏng và rủi ro cao.

 Sản phẩm dịch vụ chất lượng còn chưa đều, sản phẩm còn yếu và thiếu.

 Chương trình của Ngân hàng cơ bản không có gì khác biệt so với các chương trình của các đối thủ cạnh tranh.

 Thủ tục phê duyệt tín dụng còn rườm rà, thiếu linh hoạt.

 Thương hiệu Teachcombank được đánh giá cao hơn một số thương hiệu khác (VP, VIB, Eximbank..)nhưng không chứng minh được bằng sự khác biệt về chất lượng hoặc giá trị tăng thêm có thể thấy được.

 Các chương trình maketing thiếu tính đột phá, sáng tạo, cách làm cứng nhắc, thiếu quy hoạch.

 Ngân sách dành cho hoạt động Maketing đang phải phân chia cho rất nhiều sản phẩm trọng yếu khác.

 Trong thời kì mở cửa và hội nhập, năng lực của Ngân hàng còn thấp so với yêu cầu hội nhập. Mặc dù có quyết định của Nhà nước yêu cầu tăng vốn điều lệ 300 tỷ nhưng so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới còn thấp hơn. Từ đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với Ngân hàng nước ngoài.

 Đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn một cách hoàn hảo nhất. Trong khi đó, chế độ tiền lương của NV chưa thỏa đáng, dế dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám.

 Ngân hàng đã đưa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại như bao thanh toán, thuê tài chính..vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên mức độ áp dụng còn khiêm tốn. Trong ngoại tệ, vẫn sử dụng nghiệp vụ Spot là chủ yếu, các nghiệp vụ phát sinh chưa được sử dụng nhiều như L/C, chiết khấu bộ chứng từ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận marketing ngân hàng techcombank (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w