c. Làm cho học sinh nắm vững một số phương pháp giải toán cơ bản
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
a. Đánh giá định tính
Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh lớp 8 là hoàn toàn phù hợp với các đối tượng học sinh ở mọi trình độ. Mỗi biện pháp được áp dụng vào thực nghiệm sư phạm làm cho bài học trở nên sinh động và lôi cuốn học sinh hoạt động tích cực.
Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là năng lực giải toán của học sinh. Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm, đó là:
- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học Toán. Điều này được giải thích là do học sinh chủ động tham gia vào quá trình tìm kiếm kiến thức thay vì tiếp
nhận kiến thức một cách thụ động, học sinh ngày càng tin tưởng vào năng lực giải toán của bản thân vì lượng kiến thức thu nhận được là vừa sức.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc
biệt hoá của học sinh tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do giáo viên đã
chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.
- Học sinh học tập ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích trên lớp giáo viên đã chú ý bồi dưỡng cho các em một số năng lực tự học.
- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc
bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này là do trong quá trình dạy học, giáo
viên yêu cầu học sinh phải tự phát hiện và tự giải quyết một số vấn đề, học sinh được tự trình bày kết quả làm được.
Tuy nhiên, trong quá trình thực nghiệm, quan sát chất lượng giải các bài tập, có thể nhận định rằng: khó khăn cơ bản nhất của học sinh khi giải toán là xây dựng bài toán mới từ một bài toán đã giải hay giải bài toán bằng nhiều cách. Nhận định này còn được rút ra từ thực tiễn của tác giả và sự tham khảo ý kiến của rất nhiều giáo viên Toán trung học cơ sở.
Sau khi nghiên cứu kỹ và vận dụng các biện pháp sư phạm được xây dựng ở Chương 2 vào quá trình dạy học, các giáo viên dạy thực nghiệm đều có ý kiến rằng: không có gì trở ngại, khó khả thi trong việc thực hiện theo các định hướng này; những gợi ý về cách đặt câu hỏi và cách dẫn dắt là hợp lý, vừa sức đối với học sinh; cách hỏi và dẫn dắt như vậy vừa kích thích được tính tích cực, độc lập của học sinh lại vừa kiểm soát được, ngăn chặn được những khó khăn, sai lầm có thể nảy sinh; học sinh được lĩnh hội những tri thức phương pháp trong quá trình giải quyết vấn đề.
b. Đánh giá định lượng
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm (TN) và học sinh lớp đối chứng (ĐC) được thể hiện thông qua bảng sau:
Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài ĐC 0 0 0 2 8 5 4 10 1 0 0 30 TN 0 0 0 1 3 6 2 11 4 2 1 30
Lớp ĐC: Yếu 33,3%; Trung bình 30%; Khá 33,3%; Giỏi 3,3%. Lớp TN: Yếu 13,3%; Trung bình 26,7%; Khá 36,7%; Giỏi 23,3%. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, bước đầu có thể thấy hiệu quả của các biện pháp sư phạm bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học Toán 8.