Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Vận dụng một số quy luật triết học duy vật biện chứng vào dạy học toán 8 góp phần bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh Trung học cơ sở (Trang 37 - 39)

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều sự thay đổi đột ngột về thể chất, tâm sinh lý. Các em tự cho mình là người đã trưởng thành và thích làm những việc giống như người trưởng thành. Ở giai đoạn này các em cũng có sự thay đổi về ghi nhớ, tư duy, chú ý, ...

Về ghi nhớ: học sinh đã biết tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành

các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của học sinh được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu sử dụng các phương tiện đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ và có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.

Về tư duy: Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển

mạnh. Nhưng thành phần của tư duy hình tượng - cụ thể vẫn tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy.

Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.

Ở tuổi thiếu niên tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em đã biết vận dụng lý luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.

Về chú ý: Ở lứa tuổi này khả năng chú ý của học sinh cũng được phát

triển. Các em đã có sự chú ý hơn so với lứa tuổi ở tiểu học. Tuy nhiên khả năng chú ý của các em chưa thể phát triển như người đã trưởng thành. Sẽ có những lúc học sinh thiếu sự tập trung trong học tập.

Cùng với sự thay đổi về thể chất, tâm sinh lý, ... như trên, giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh bằng những việc làm cụ thể sau:

Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những quy luật. Ở đây phải chỉ rõ cho các em thấy, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó sẽ không chính xác nữa.

Chỉ cho các em, khi kiểm tra ghi nhớ phải bằng sự tái hiện mới biết được hiệu quả của sự ghi nhớ.

Cần hướng dẫn cho học sinh vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý.

Phát triển tư duy trừu tượng cho các em để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập.

Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán độc lập.

Tổ chức các hoạt động học tập hợp lý để tất cả các em đều tập trung trong hoạt động học tập nhằm thu hút sự chú ý của các em.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số quy luật triết học duy vật biện chứng vào dạy học toán 8 góp phần bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh Trung học cơ sở (Trang 37 - 39)