Năng lực và năng lực giải toán

Một phần của tài liệu Vận dụng một số quy luật triết học duy vật biện chứng vào dạy học toán 8 góp phần bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh Trung học cơ sở (Trang 25 - 29)

1.2.1. Năng lực

a. Định nghĩa

Năng lực là một vấn đề khá trừu tượng của Tâm lý học. Khái niệm này

cho đến ngày nay vẫn có nhiều cách tiếp cận và cách diễn đạt khác nhau, chẳng hạn:

Theo từ điển Tiếng Việt thì “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó với chất lượng cao”.

Theo từ điển triết học: Năng lực hiểu theo nghĩa rộng là những đặc tính tâm lý của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện hoạt động sống

của cá thể. Năng lực chung nhất của cá thể là tính nhạy cảm được hoàn thiện trong một quá trình phát triển về mặt phát sinh loài và về mặt phát triển cá thể.

Năng lực hiểu theo nghĩa đặc biệt là toàn bộ đặc điểm tâm sinh lý của người thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định. Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong lịch sử phát triển xã hội. Năng lực của con người không do bộ não quyết định, mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt được. Theo nghĩa đó thì năng lực không thể tách rời với tổ chức lao động xã hội với hệ thống giáo dục ứng với tổ chức đó.

Năng lực được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động hoặc quan hệ nhất định nào đó.

Năng lực là một khái niệm tích hợp ở chỗ nó bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động. Garard và Roegies đã định nghĩa: “Năng lực là một tích hợp những kĩ năng cho phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó tương đối thích hợp và một cách tự nhiên”.

Còn ở Việt Nam tác giả Trần Đình Châu quan niệm: “Năng lực là những đặc điểm cá nhân của con người đáp ứng yêu cầu của một loại hoạt động nhất định và là điều kiện cần thiết để hoàn thành xuất sắc một số loại hoạt động đó”. Tác giả Phạm Minh Hạc thì cho rằng: “Năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của con người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy”.

Vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng lực cho học sinh là một trong những vấn đề cơ bản của chiến lược nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực của Đảng ta. Trong đó, năng lực được hiểu là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và

đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao. Năng lực cũng là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của khả năng con người phù hợp với một hoạt động nhất định, bảo đảm cho những hoạt động đó có những kết quả. Có hai loại năng lực cơ bản là: năng lực chung và năng lực riêng biệt.

- Năng lực chung: là những năng lực cần cho nhiều hoạt động khác nhau. Là điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.

- Năng lực riêng biệt: là những năng lực thể hiện độc đáo các sản phẩm riêng biệt có tính chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực, hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Chẳng hạn như năng lực toán học. Hai loại năng lực chung và riêng luôn bổ sung, hổ trợ cho nhau.

Như chúng ta đã biết tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực nhưng có quan hệ mật thiết với năng lực. Năng lực góp phần làm cho sự tiếp xúc tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo một cách tốt hơn. Năng lực mỗi người dựa trên cơ sở tư chất nhưng mặt khác điều chủ yếu là năng lực được hình thành, rèn luyện và phát triển trong những hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện dạy học và giáo dục.

b. Khái niệm năng lực toán học

Theo V. A. Krutecxki năng lực toán học được hiểu theo hai ý nghĩa, hai mức độ:

Một là, theo ý nghĩa năng lực học tập (tái tạo) tức là năng lực đối với

việc học Toán, đối với việc nắm giáo trình Toán học ở trường phổ thông, nắm một cách nhanh và tốt các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

Hai là, theo ý nghĩa năng lực sáng tạo (khoa học), tức là năng lực hoạt

động sáng tạo Toán học, tạo ra những kết quả mới, khách quan có giá trị lớn đối với xã hội loài người.

Giữa hai mức độ hoạt động toán học đó không có một sự ngăn cách tuyệt đối. Nói đến năng lực học tập Toán không phải là không đề cập tới năng

lực sáng tạo. Có nhiều em học sinh có năng lực, đã nắm giáo trình Toán học một cách độc lập và sáng tạo, đã tự đặt và giải các bài toán không phức tạp

lắm; đã tự tìm ra các con đường, các phương pháp sáng tạo để chứng minh các định lý, độc lập suy ra các công thức, tự tìm ra các phương pháp giải độc đáo những bài toán không mẫu mực ...

Với mức độ học sinh trung bình và khá, Luận văn chỉ chủ yếu tiếp cận năng lực tự học theo góc độ thứ nhất (năng lực học Toán). Sau đây là một số định nghĩa về năng lực tự học:

Định nghĩa 1: Năng lực học tập Toán học là các đặc điểm tâm lý cá

nhân (trước hết là các đặc điểm hoạt động trí tuệ) đáp ứng yêu cầu hoạt động toán học và giúp cho việc nắm giáo trình Toán một cách sáng tạo, giúp cho việc nắm một cách tương đối nhanh, dễ dàng và sâu sắc kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo Toán học.

Định nghĩa 2: Những năng lực học Toán được hiểu là những đặc điểm

tâm lý cá nhân (trước hết là những đặc điểm hoạt động trí tuệ) đáp ứng yêu cầu của hoạt động toán học, và trong những điều kiện vững chắc như nhau thì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững một cách sáng tạo toán học với tư cách là một môn học, đặc biệt nắm vững tương đối nhanh, dễ dàng và sâu sắc kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực Toán học [16, tr.14] Nói đến học sinh có năng lực toán học là nói đến học sinh có trí thông minh trong việc học Toán. Tất cả mọi học sinh đều có khả năng và phải nắm được chương trình trung học, nhưng các khả năng đó khác nhau từ học sinh này qua học sinh khác. Các khả năng này không phải cố định, không thay đổi: Các năng lực này không phải nhất thành bất biến mà hình thành và phát triển trong quá trình học tập, luyện tập để nắm được hoạt động tương ứng; vì vậy,

cần nghiên cứu để nắm được bản chất của năng lực và các con đường hình thành, phát triển, hoàn thiện năng lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, ở mỗi người cũng có khác nhau về mức độ năng lực toán học. Do vậy, trong dạy học Toán, vấn đề quan trọng là chọn lựa nội dung và

phương pháp thích hợp để sao cho mọi đối tượng học sinh đều được nâng cao dần về mặt năng lực toán học. Về vấn đề này nhà Toán học Xôviết nổi

tiếng, Viện sĩ A. N. Kôlmôgôrôv cho rằng: “Năng lực bình thường của học sinh trung học đủ để cho các em đó tiếp thu, nắm được Toán học trong trường trung học với sự hướng dẫn tốt của thầy giáo hay với sách tốt”.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số quy luật triết học duy vật biện chứng vào dạy học toán 8 góp phần bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh Trung học cơ sở (Trang 25 - 29)