Mức độ chất lượng của một bản sao microfilm bảo hiểm phụ thuộc vào yêu cầu và mong muốn đọc rõ ràng thông tin trong bản sao; yêu cầu về nhân sao để phục vụ khai thác, sử dụng và yêu cầu bảo quản thông tin dữ liệu, do đó yêu cầu về chất lượng một bản sao microfilm bảo hiểm có thể được quy định khác nhau tuỳ vào điều kiện thực tế của từng quốc gia. Ví dụ: nếu bản sao microfilm được tạo lập và sử dụng như một bản chủ, có yêu cầu về nhân sao ra nhiều thế hệ để phục vụ khai thác, sử dụng hoặc để bảo quản thông tin trong tài liệu gốc (trường hợp sau khi lập bản sao microfilm, tài liệu gốc sẽ bị huỷ) thì bản sao microfilm yêu cầu chất lượng cao là điều rất cần thiết. Nếu bản sao microfilm được sản xuất chỉ để sử dụng như một bản sao dự phòng (trường hợp sau khi lập bản sao microfilm, không huỷ tài liệu gốc) và rất ít hoặc không bao giờ cần sử dụng, không có yêu cầu về nhân sao thì yêu cầu về mức độ chất lượng bản sao microfilm và việc thực hiện toàn bộ quá trình tạo lập ra bản sao đó có thể thấp hơn. Dù sao thì mục tiêu cuối cùng của việc lập bản sao microfilm bảo hiểm tài liệu lưu trữ là tạo ra các bản sao microfilm chất lượng cao. Bản sao microfilm đạt chất lượng cao sẽ là tiền đề tốt cho việc bảo quản, đọc và nhân sao sử dụng sau này. Vậy tiêu chuẩn nào để đánh giá chất lượng
32
một bản sao microfilm bảo hiểm hay nói cách khác một bản sao microfilm như thế nào thì được xem là đạt chất lượng?
Tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng một bản sao microfilm bảo hiểm dựa trên 4 tiêu chí, đó là: độ phân giải, mật độ, hình ảnh và độ dư thừa hoá chất trên phim. Muốn biết một bản sao microfilm có đạt chất lượng hay không, người ta phải tiến hành kiểm tra microfilm theo 4 tiêu chí đó.
1.3.1. Độ phân giải:
Độ phân giải được hiểu là khả năng của thiết bị chụp microfilm có thể ghi lại những chi tiết nhỏ, mảnh của các nét chữ dạng ký tự abc, các chữ số nhỏ hoặc các đường kẻ bằng bút chì sát liền nhau trong tài liệu.
Khả năng phân giải của thiết bị chụp microfilm trực tiếp ảnh hưởng đến việc có đọc được tài liệu được chụp phim hay không, liệu thông tin trên tài liệu được chụp phim có được hệ thống ghi lại đầy đủ trên micofilm hay không. Bởi vậy, sau khi chụp và tráng rửa, một cuộn microfilm cần phải được tiến hành kiểm tra về độ phân giải để phòng ngừa sự mất mát thông tin trên microfilm.
Để xác định được khả năng phân giải của một thiết bị chụp microfilm, người ta kiểm định bằng cách chụp biểu đồ kiểm tra độ phân giải theo tiêu chuẩn quốc tế ISO ở đầu và cuối mỗi cuộn phim với tỷ lệ thu nhỏ nhất định. Trên một biểu đồ kiểm tra thường có 5 tổ hợp, 4 tổ hợp ở 4 góc và 1 tổ hợp ở giữa, mỗi tổ hợp gồm có 21 mẫu, ứng với mỗi mẫu có một chỉ số phân giải đi kèm. Mỗi một mẫu lại được tạo thành từ tổ hợp của 5 dòng kẻ ngang và 5 dòng kẻ dọc với khoảng cách nhất định giữa các dòng. Để đọc được chỉ số phân giải này trên microfilm, người ta dùng kính hiển vi soi vào tuần tự từng tổ hợp trên biểu đồ và xem mẫu phân giải nào nhỏ nhất có thể nhìn thấy được các dòng kẻ ngang và dọc tương đối tách rời nhau. Lấy chỉ số phân giải tương ứng với mẫu đó nhân với tỷ lệ thu nhỏ sẽ biểu thị khả năng phân giải của thiết bị chụp microfilm (Xem hình 2).
Yêu cầu bản sao microfilm bảo hiểm phải đạt được chỉ số phân giải ở mức tối thiểu. Yêu cầu về độ phân giải tối thiểu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các tỷ lệ thu nhỏ khác nhau. Nếu kết quả quan sát thấp hơn so với yêu cầu tối thiểu thì toàn bộ hoặc một phần của cuộn microfilm phải bị loại bỏ.
33
Tuỳ vào điều kiện và trình độ lập bản sao microfilm mà yêu cầu về độ phân giải tối thiểu ở các nước là khác nhau. Thường thì độ phân giải chỉ được quy định ở mức độ tối thiểu, đảm bảo với mức độ tối thiểu đó, khả năng đọc thông tin, hình ảnh trên microfilm là dễ dàng. Chất lượng bản sao microfilm sẽ tốt hơn nếu độ phân giải đạt ở mức độ cao hơn mức tối thiểu.
Hình 2: Biểu đồ kiểm tra độ phân giải ISO số 2
Ví dụ: Tiêu chuẩn Singapore (phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO) đưa ra yêu cầu tối thiểu về độ phân giải đối với phim 35mm silver-gelatin đen trắng thế hệ thứ nhất được chụp bằng máy quét tĩnh như sau:
Bảng 1.1: Yêu cầu về độ phân giải tối thiểu theo Tiêu chuẩn của Singapore
Tỷ lệ thu nhỏ Khổ chụp tƣơng ứng Độ phân giải
1:10 A3 9.0
1:12 8.0
1:16 A2 7.1
1:18 6.3
Một mẫu kiểm tra được phóng to
Một biểu đồ kiểm tra độ phân giải chứa 5 mẫu kiểm tra: 4 ở góc và 1 ở giữa
34
Tỷ lệ thu nhỏ Khổ chụp tƣơng ứng Độ phân giải
1:22 A1 5.6 1:24 5.0 1:30 A0 4.5 1:36 4.0 1:40 3.6 1:48 3.2 [15, tr. 13] 1.3.2. Mật độ:
Mật độ dùng để chỉ mức độ tương phản giữa các vùng sáng và tối của hình ảnh trên microfilm và là cơ sở hình thành nên toàn bộ hình ảnh trên microfilm. Mật độ được đo bằng thiết bị đo mật độ (mật độ kế) và có giá trị là lôgarit. Có hai chỉ số mật độ cần ghi lại là mật độ tối đa (Dmax) và mật độ tối thiểu (Dmin).
Thứ nhất, mật độ tối đa (Dmax) hay còn gọi là mật độ nền. Đây là chỉ số mật độ trung bình (thường là chỉ số trung bình của 3 điểm trên một khuôn ảnh) đo trên phần của ảnh tài liệu mà tại đó không có nội dung thông tin/chữ viết. Đây là chỉ số quan trọng nhất, nên thường khi nói đến kiểm tra mật độ hay mật độ của microfilm, người ta chỉ đề cập đến mật độ nền mà thôi.
Mật độ nền liên quan đến chất lượng của tài liệu gốc. Chất lượng tài liệu gốc khác nhau thì yêu cầu về mật độ nền trên microfilm sẽ khác nhau. Chất lượng tài liệu tốt, có độ tương phản cao thì yêu cầu về mật độ nền thường cao hơn; chất lượng tài liệu kém, độ tương phản thấp thì yêu cầu về mật độ nền thấp hơn.
Mục đích kiểm tra mật độ của microfilm là nhằm đảm bảo các vi ảnh có độ tương phản tốt nhất có thể giữa nền và các ký tự được ghi trên một tài liệu. Hình ảnh trên microfilm sẽ dễ đọc hơn khi độ tương phản giữa nền và vùng thông tin (có chứa các ký tự) có mật độ thích hợp. Vì nếu mật độ nền quá cao, những nét mảnh và sáng ở tài liệu gốc sẽ có xu hướng chuyển thành màu xám và không còn rõ ràng nữa, ngược lại, nếu mật độ nền quá thấp, các đường nét dày, đậm, đen sẽ không còn sắc nét mà có xu hướng nhoè đi, hình ảnh trở nên
35
đồng màu và rất mờ. Bởi vậy, nếu những khuôn phim/cuộn phim không đạt yêu cầu về mật độ nền thì những khuôn phim/cuộn phim đó có thể bị loại bỏ.
Thứ hai là mật độ tối thiếu (Dmin): là chỉ số mật độ của phần phim trắng (tức là phần không có hình ảnh) của phim đã được xử lý và đã qua phơi sáng. Hầu hết các tiêu chuẩn đều quy định chỉ số mật độ này đối phim âm bản thế hệ đầu tiên phải ở mức thấp hơn 0,03 nhưng nhìn chung chỉ số mật độ này không được vượt quá 0,05. Nếu một cuộn phim không đạt về mật độ tối thiểu cuộn phim đó cũng có thể bị loại bỏ.
VD: Tiêu chuẩn Singapore và tiêu chuẩn Mỹ đưa ra yêu cầu về mật độ nền đối với từng loại tài liệu được chụp microfilm như sau:
Bảng 1.2: Yêu cầu về mật độ nền theo tiêu chuẩn của Singapore
Phân loại Mô tả tình trạng tài liệu Chỉ số mật độ
Nhóm 1 Chất lượng tốt, sách, ấn phẩm định kỳ được in ấn với độ tương phản cao và tài liệu đánh máy bằng mực đen.
1,0 - 1,3
Nhóm 2 Các bản gốc có các đường kẻ nhỏ, sắc nét; văn bản viết bằng bút chì đen mờ và các tài liệu chữ in nhỏ, có độ tương phản cao.
0,9 - 1,1
Nhóm 3 Các bản vẽ bằng bút mực và bút chì; các tài liệu chữ in bị mờ và với chữ in rất nhỏ như các chú thích ở cuối trang in.
0,85 - 1,05
Nhóm 4 Các bản thảo và minh hoạ có độ tương phản thấp, giấy có biểu đồ với những đường nét mờ nhạt; tài liệu đánh máy với ru-băng cũ; các tài liệu có chữ in chất lượng kém hoặc bị mờ.
0,7 - 0,85
36
Bảng 1.3: Yêu cầu về mật độ nền theo tiêu chuẩn của Mỹ
Phân loại Mô tả tình trạng tài liệu Chỉ số mật độ
Nhóm 1 Chất lượng cao,độ tương phản cao, sách in và xuất bản phẩm định kỳ; bề mặt đen; dòng rõ; nét vẽ bằng chì đen và tài liệu in chữ nhỏ có độ tương phản cao
1.00 - 1.30
Nhóm 2 Bản vẽ bằng chì và mực; bản in chữ rất nhỏ đã bạc màu (chẳng hạn các ghi chú ở cuối
trang in); báo 0.90 - 1.10
Nhóm 3 Bản thảo, bản vẽ có độ tương phản thấp; báo có nếp gấp, dòng kẻ nhỏ, nhiều màu; chữ đánh máy bằng ruy băng quăn; tài liệu in chất lượng thấp
0.80 - 1.00
Nhóm 4 Tài liệu có độ tương phản rất thấp yêu cầu mật độ nền rất thấp
0.75- 0.85
[11, tr. 10]
1.3.3. Hình ảnh:
Khi đã đáp ứng được các yêu cầu về độ phân giải và mật độ, microfilm sẽ được kiểm tra về mặt hình ảnh để phát hiện ra các sai sót, khiếm khuyết liên quan đến hình ảnh, vật lý của phim và biên tập của tài liệu do các khiếm khuyết này có thể ảnh hưởng đến sự hoàn thiện, việc tra tìm sử dụng, việc tái sản xuất và độ bền của microfilm.
- Khiếm khuyết về hình ảnh: Là các khiếm khuyết liên quan đến quá trình cơ bản (chụp và tráng rửa phim) để tạo nên hình ảnh. Các khiếm khuyết về hình ảnh thường ảnh hưởng đến mật độ, ảnh hưởng đến sự rõ ràng, dễ đọc của thông tin trên microfilm.
Ví dụ: Mật độ quá cao hoặc quá thấp (mật độ vượt quá quy định về yêu cầu mật độ tối đa đối với loại tài liệu có chất lượng tốt nhất, ví dụ: vượt quá 1,3 theo tiêu chuẩn của Singapore hoặc thấp dưới quy định về yêu cầu mật độ tối thiểu đối với loại tài liệu có chất lượng kém nhất, ví dụ: dưới 0,7 theo tiêu chuẩn Mỹ hay dưới 0,75 theo tiêu chuẩn Singapore).
37
- Khiếm khuyết về vật lý: Là các loại khiếm khuyết liên quan đến tình trạng vật lý của phim. Khiếm khuyết về vật lý có thể ảnh hưởng đến quá trình nhân sao, làm giảm tuổi thọ của phim hoặc cả hai.
Ví dụ: Các vết xước (là loại khiếm khuyết về vật lý phổ biến nhất ở phim. Các vết xước có thể ở bất cứ vị trí nào trên bề mặt của phim. Những vết xước không làm ảnh hưởng đến hình ảnh nhưng cũng có những vết xước nghiêm trọng làm bong lớp nhũ tương của phim, ảnh hưởng đến hình ảnh, gây khó khăn đối với việc đọc thông tin), quăn mép phim (hai mép phim bị kéo căng, bị giãn ra so với ban đầu và tạo thành các hình gợn sóng. Quăn mép phim ảnh hưởng đến việc cuốn phim, làm cho phim cuốn vào cuộn phim không chặt và không đều).
- Khiếm khuyết về biên tập: Là các khiếm khuyết liên quan đến sự liên tục và đầy đủ của các trang tài liệu, vị trí và cách sử dụng các tiêu chụp, trình tự chụp phim. Các khiếm khuyết về biên tập có thể ảnh hưởng đến việc nhận dạng, tìm kiếm hoặc sử dụng phim.
Ví dụ: Các trang tài liệu bị chụp thiếu hoặc chụp không đúng trật tự, chụp thiếu các tiêu chụp hoặc các tiêu chụp không được sử dụng đúng hoặc không được đặt đúng vị trí.
Các loại khiếm khuyết trên được đánh giá ở hai mức độ: khiếm khuyết lớn/nghiêm trọng và khiếm khuyết nhỏ/không nghiêm trọng (hoặc bề ngoài). Trong đó:
- Các khiếm khuyết lớn, nghiêm trọng: là những khiếm khuyết ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của phim, làm mất hoặc làm cho không thể đọc được thông tin, ảnh hưởng đến việc nhân sao và sử dụng các thế hệ tiếp theo. Loại khiếm khuyết này thường bị loại bỏ.
Trong một cuộn phim, số lượng khuôn phim bị khiếm khuyết phải loại bỏ được quy định ở một tỷ lệ nhất định. Nếu dưới tỷ lệ quy định, cuộn phim bị loại bỏ từng phần. Nếu vượt quá tỷ lệ quy định, cả cuộn phim sẽ bị loại bỏ. - Các khiếm khuyết nhỏ, không nghiêm trọng và những khiếm khuyết bề ngoài: là những khiếm khuyết chỉ mang tính thẩm mỹ, bên ngoài, không làm hư hại hay ảnh hưởng đến mức độ rõ ràng hay dễ đọc của thông tin, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của phim hoặc không ảnh hưởng đến việc nhân
38
sao và sử dụng các thế hệ về sau. Loại khiếm khuyết này có thể không cần phải loại bỏ nhưng được ghi lại để kiểm soát về sau.
Như vậy, tuỳ vào loại, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ sai sót của khiếm khuyết được phát hiện, toàn bộ hoặc một phần của cuộn phim có thể bị loại bỏ.
1.3.4. Mức độ dư thừa hoá chất:
Vì sử dụng các hoá chất trong quá trình tráng rửa phim nên nếu phim không được rửa sạch, lượng thiosulphate còn đọng lại trên phim quá nhiều sẽ là nguyên nhân nhanh chóng gây nên sự biến đổi và bạc màu của hình ảnh trên microfilm về sau. Do vậy, phim cần được tiến hành kiểm tra độ dư thừa hoá chất (hay còn gọi là kiểm tra Hypo) để xác định mức tồn dư của thiosulphate trên phim sau khi tráng rửa. Theo tiêu chuẩn ISO cũng như tiêu chuẩn của nhiều nước phù hợp với tiêu chuẩn ISO, lượng thiosulphate tồn dư trên phim sau khi tráng rửa phải đảm bảo nhỏ hơn 0,014g/m2
. Cuộn phim nào vượt quá mức độ dư thừa hoá chất hoặc sẽ được tiến hành xử lý dư thừa hoá chất cho đến khi đảm bảo yêu cầu, hoặc bị loại bỏ.
Đối với các cuộn phim bị loại bỏ và phải chụp lại từng phần, ngoài phải đảm bảo các các tiêu chí về độ phân giải, mật độ, hình ảnh và mức độ dư thừa hoá chất, còn phải đảm bảo thêm các yêu cầu về chụp lại và ghép nối phim:
- Yêu cầu về chụp lại: phần được chụp lại phải phù hợp với các hình ảnh gốc trên cuộn phim về loại phim, cỡ phim, tỷ lệ thu nhỏ, định hướng ảnh, mật độ, vị trí hình ảnh và mã hoá hình ảnh.
- Yêu cầu về ghép nối: khi ghép nối microfilm, cần đảm bảo vị trí nối phải chắc; có khả năng uốn cong quanh các trục quay có đường kính nhỏ; không làm cho phim trở nên dễ gãy; không sinh ra các chất hoá học có hại; không đủ độ tương phản để có thể gây ra các đốm sáng; các phần của phim có bề mặt nhũ tương ở cùng một hướng; phải đảm bảo các hình ảnh ở cả hai phần đồng đều trên lớp nền phim cũng như mặt nhũ tương. Ngoài ra, cần đảm bảo yêu cầu về khoảng cách giữa mối nối, hình ảnh, độ rộng của mối nối phim, độ lệch giữa hai mối nối, độ dày của mối nối và số lượng mối nối trong một cuộn phim.
39
Ví dụ: Theo tiêu chuẩn của Singapore, quy định về khoảng cách giữa mối nối và hình ảnh tối thiểu là 2,5cm; độ rộng của mối nối phim không được vượt quá 0,05mm; hai cạnh của 2 đoạn phim được nối không được lệch quá 0,05mm, phần thừa ở hai cạnh phải được cắt bỏ để cạnh phim nhẵn phẳng; độ dày của mối nối không được vượt quá 0,15mm, số lượng mối nối không vượt quá 03 mối nối với 6 vết cắt trong một cuộn phim [15, tr 16-18].