Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 29)

Ra đời từ những năm 60 – 70 tại Viện nghiên cứu Stanford, phân tích SWOT được sử dụng trong các quá trình ra quyết định.

SWOT là từ viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Phân tích SWOT (SWOT Analysis) phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...Điều cơ bản là bằng cách kết hợp 4 yếu tố trên trong Ma trận SWOT, có thể phác thảo một chiến lược hay các giải pháp, để sử dụng các điểm mạnh trong nắm bắt các cơ hội nhằm phát huy thế mạnh, hay để phòng tránh, hạn chế nguy cơ.

Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội Thách thức

Hình 1. Mô hình phân tích SWOT 2.3.5. Phương pháp truyền thông môi trường

2.3.5.1. Thế nào là truyền thông môi trường

Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm

mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề môi trường [23].

Do đó, truyền thông môi trường không chỉ chú trọng vào quá trình phổ biến thông tin mà hướng tới chia sẻ nhận thức về phương thức sống bền vững nhằm xây dựng khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong xã hội.

Truyền thông môi trường là quá trình đặc biệt vì:  Môi trường là một hệ thống phức tạp.

 Tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trường không thể dễ dàng thấy được ngay.

 Các hành vi gây hại đối với môi trường đã trở thành thường xuyên, thói quen, tập quán trong xã hội; Đối tượng truyền thông là những người có học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm sống, vị trí xã hội,... rất khác biệt nhau.

 Những hành vi phù hợp với môi trường thường không mang lại lợi nhuận trực tiếp.

 Người công tác về truyền thông môi trường có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện nay, công tác quản lý môi trường đang đứng trước những thách thức to lớn khi mà mong muốn hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt động gây ra tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, công tác quản lý môi trường đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường trong các nhóm người khác nhau, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một con người.

Truyền thông môi trường tác động trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất và không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia, tạo nên những kết quả chung của toàn xã hội. Truyền thông môi trường giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin

về môi trường có liên quan, từ đó có khả năng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường - một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý môi trường.

2.3.5.2. Mục tiêu và các trở ngại trong truyền thông môi trường a. Mục tiêu của truyền thông môi trường a. Mục tiêu của truyền thông môi trường

Mục tiêu truyền thông cần được vận dụng một cách đa dạng, bao gồm [23]:

- Thông tin cho các đối tượng bị tác động biết tình trạng vấn đề môi trường,

từ đó khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng vào việc tìm các giải pháp khắc phục.

- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương… vào các

chương trình, kế hoạch BVMT.

- Thương lượng hòa giải các xung đột môi trường, khiếu nại, tranh chấp về

môi trường giữa các tổ chức trong cộng đồng.

- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động

BVMT, xã hội hóa công tác BVMT.

- Đối thoại thường xuyên làm tăng khả năng thay đổi hành vi một cách hiệu

quả hơn.

- Hỗ trợ đắc lực cho các công cụ quản lý môi trường. b. Các trở ngại trong công tác truyền thông môi trường

Một số trở ngại trong quá trình truyền thông nói chung và truyền thông môi trường nói riêng (Bảng 3):

Bảng 3. Một số trở ngại trong truyền thông môi trường

Vấn đề Hậu quả Biện pháp khắc phục

Khác biệt về nhận thức, thái độ, cách diễn giải,… giữa truyền thông viên và đối tượng

Đối tượng không hiểu Nói ngắn gọn, ngôn từ đơn giản, đặt câu hỏi tạo điều kiện cho đối tượng phản hồi thông tin

của tuyên truyền viên không nhất quán

tưởng tuyên truyền viên

họa,… một cách nhất quán

Thông tin không phù hợp nhu cầu

Đối tượng không hào hứng nghe

Tìm hiểu nhu cầu

Thông tin thiếu chính xác

Đối tượng hiểu sai Xác định vấn đề trình bày, chọn lọc thông tin, điều tra thông tin chưa rõ

Truyền thông viên có biểu hiện không tôn trọng đối tượng

Đối tượng phản ứng, thiếu hợp tác

Không áp đặt, tôn trọng ý kiến cá nhân, có thái độ thông cảm

Bỏ qua quan tâm, quan điểm của đối tượng

Đối tượng không hứng thu nghe hoặc muốn chấm dứt trao đổi

Lắng nghe, liên hệ vấn đề muốn nói với vấn đề đối tượng quan tâm.

c. Các yêu cầu cơ bản của truyền thông môi trường Yêu cầu cơ bản đối với công tác truyền thông [8]:

 Mục tiêu phải phù hợp với nhu cầu chính đáng và sát thực tế của cộng đồng.  Ngôn ngữ truyền thông phải dễ hiểu và hiểu đúng với cộng đồng.

 Lặp lại nhiều lần.

 Đa dạng hóa tối đa các phương tiện truyền thông.

Một số yêu cầu riêng của truyền thông môi trường [8]:

 Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa phương về bảo vệ môi trường.

 Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được truyền thông.

 Truyền thông môi trường phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. Mỗi một chương trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về nội dung và mới hơn về hình thức.

 Phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hoá, trình độ học vấn và kinh tế.

 Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông và môi trường với các chương trình, dự án truyền thông của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của lực lượng truyền thông môi trường tình nguyện.

2.3.5.3. Các bước xây dựng một chương trình truyền thông môi trường

Để xây dựng một chương trình truyền thông môi trường hiệu quả cần huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương trong tất cả các bước tiến hành của chương trình truyền thông.

Chương trình truyền thông được xây dựng bao gồm 8 bước [23] :  Bước 1. Phân tích tình hình và xác định vấn đề

 Bước 2: Phân tích đối tượng truyền thông  Bước 3: Xác định mục tiêu truyền thông

 Bước 4: Chọn lựa loại hình/ phương tiện truyền thông  Bước 5: Thiết kế thông điệp

 Bước 6: Tạo sản phẩm và thử nghiệm

 Bước 7: Trình diễn, tiến hành hoạt động truyền thông  Bước 8: Giám sát, đánh giá hiệu quả truyền thông Bước 1. Phân tích tình hình và xác định vấn đề

Đây là bước quan trọng, quyết định hiệu quả công tác truyền thông, với mục tiêu thu thập thông tin cơ bản về chủ đề quan tâm tại địa phương trước khi quyết định sử dụng truyền thông để hỗ trợ giải quyết.

Một số câu hỏi cân nhắc:

 Vấn đề gì còn tồn tại? Vấn đề gì cần quan tâm ưu tiên? Ai có liên quan? Nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ yếu tạo nên vấn đề? Mức độ, quy mô vấn đề.

 Nguyên nhân nào gây ra vấn đề có thể dùng truyền thông để giải quyết ? Bước 2. Phân tích đối tượng truyền thông

 Xác định các nhóm đối tượng cần truyền thông

 Tiến hành phân tích Kiến thức, Thái độ, Hành vi của từng nhóm đối tượng đối với các vấn đề môi trường.

Một số câu hỏi gợi ý khi phân tích nhóm đối tượng cần được truyền thông:

- Các nhóm đối tượng có liên quan? - Phân chia các nhóm đối tượng?

- Vấn đề môi trường phát sinh từ mỗi nhóm đối tượng? - Các nhóm công cụ môi trường để giải quyết các vấn đề? - Điều gì đã được thực hiện với các nhóm đối tượng? - Phản ứng của đối tượng?

- Sự tham gia của các nhóm đối tượng trong vấn đề môi trường? - Nhận thức của đối tượng về vấn đề môi trường?

- Thái độ/mong muốn/kỳ vọng của đối tượng về vấn đề môi trường? - Hành vi hiện tại của đối tượng với vấn đề môi trường?

- Các thông tin khác về nhóm đối tượng

- Lựa chọn hoạt động truyền thông đáng tin cậy cho nhóm mục tiêu? Bước 3. Xác định mục tiêu truyền thông

Điều gì thay đổi ở đối tượng (nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi) mà bạn cố gắng đạt được bằng kết quả truyền thông? Thay đổi thái độ, hành vi là 1 quá trình cấn có thời gian và qua nhiều bước, mỗi bước cần có những thông điệp và hỗ trợ khác nhau cho đối tượng. Quá trình thay đổi bao gồm:

- Chưa nhận thức được; - Có nhận thức;

- Tiếp thu kiến thức và kỹ năng ; - Động viên thực hiện hành vi; - Thử nghiệm hành vi mới; - Duy trì và thành công.

Mục tiêu bao gồm những khía cạnh cơ bản: Đối tượng, địa điểm, thay đổi điều gì ở đối tượng, mức độ thay đổi, thời gian,…

Bước 4. Lựa chọn loại hình và phương tiện truyền thông

Truyền thông chủ yếu được phân loại gồm truyền thông đại chúng và liên cá nhân hoặc truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Các loại hình truyền thông khác nhau gắn với 3 cách thức tác động lên giác quan đối tượng:

Nghe: Loa truyền thanh, radio…

Nhìn: Sách hướng dẫn, áp phích, tờ rơi, báo, băng rôn, tranh ảnh,…

Nghe – nhìn: Tivi, ca kịch, cổ động, thuyết trình/giảng bài/họp/thảo luận nhóm, tiếp xúc cá nhân, thi đố vui.

Lưu ý: Chọn loại hình truyền thông thích hợp với đối tượng. Khuyến khích các loại hình truyền thông dễ tiếp cận được tại địa phương. Các loại hình truyền thông khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau.

Bước 5. Thiết kế thông điệp

Phương pháp tiếp cận khi thiết kế: Có 3 phương pháp tiếp cận trong thiết kế thông điệp: Nhận thức, cảm xúc và hành vi.

Nguyên tắc trong thiết kế thông điệp:

- Ngắn, dễ dàng hơn để nhớ.

- Đơn giản, loại bỏ chi tiết không cần thiết.

- Phổ biến – Chắc chắn mọi người đều biết đến và mong muốn tham gia. - Chính xác, đáng tin cậy và đảm bảo thuyết phục đối tượng – yếu tố quan trọng để tạo nên tính hiệu quả của thông điệp.

Hiệu quả dự kiến của thông điệp:

- Tăng cường, củng cố thái độ và hành vi tích cực. - Thay đổi quan điểm, suy nghĩ tiêu cực.

- Thay đổi hành vi bằng cách khuyến khích cộng đồng suy nghĩ tích cực và huy động sự cùng tham gia.

Bước 6. Tạo sản phẩm và thử nghiệm

- Lên kế hoạch chi tiết để sản xuất và xác định “tính thời điểm” khi đưa ra các sản phẩm truyền thông như pano, áp phích, tài liệu, tác phẩm, sân khấu hóa, chương trình truyền hình… vào thực tiễn.

- Kết hợp nhiều loại hình sản phẩm truyền thông.

- Huấn luyện cho những người tham gia vào quá trình truyền thông.

- Chuẩn bị tốt nội dung, thiết kế để sản phẩm đảm bảo tính hấp dẫn và gây được ấn tượng.

- Chú ý về địa điểm sản xuất để khoảng cách vận chuyển đến địa điểm trình diễn là ngắn nhất.

Trước khi trình diễn chính thức một bài nói chuyện, một tiết mục sân khấu hóa hoặc các sản phẩm truyền thông … cần trả lời những câu hỏi sau:

- Có dễ tiếp thu (nghe, nhìn,…), dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, đáng tin cậy và tác động lên đối tượng về K-T-H không?

- Có thể gây hiểu lầm không? - Có trở ngại gì khi áp dụng thực tế?

Thử nghiệm sản phẩm truyền thông: Thử nghiệm sản phẩm truyền thông trước khi sản xuất nhằm xác định:

- Sản phẩm/thông điệp truyền thông có hiệu quả như mục tiêu không? - Có tiết kiệm thời gian, chi phí không?

- Sản phẩm có phù hợp về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng địa phương không? - Đối tượng được truyền thông có hiểu đúng mục tiêu không?

- Sản phẩm có đảm bảo độ tin cậy và được chấp nhận không?

- Có thể tác động vào nhận thức để thay đổi hành vi của đối tượng không? Nên thử nghiệm ngay tại vùng dự án, với chính các đối tượng liên quan, ở phạm vi hẹp tới rộng.

Bước 7: Trình diễn, tiến hành hoạt động truyền thông

- Xác định thời gian trình diễn phù hợp đối với từng hoạt động, phương tiện và đối tượng truyền thông

- Kết hợp trình diễn/phát sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông - Trình diễn/phát sóng liên tục hình tạo những sự kiện mang tính “giai đoạn” - Huy động tối đa sự tham gia của cơ quan truyền thông đại chúng bằng việc sử dụng nguyên liệu đầu vào – những sản phẩm truyền thông đã được trình diễn/phát sóng

Bước 8: Giám sát và đánh giá hiệu quả truyền thông

Bước 8 nhằm mục tiêu đánh giá kết quả đạt được đối chiếu với mục tiêu đề ra. Thông tin thu được từ hoạt động đánh giá có thể được sử dụng để cải thiện các chương trình truyền thông trong thời gian kế tiếp.

Thiết kế tốt mục tiêu truyền thông, ta đã hoàn thành ½ việc lập kế hoạch giám sát và đánh giá.

2.3.5.4. Một số lỗi cơ bản trong thiết kế chương trình truyền thông

- Lỗi trong xác định nhóm đối tượng mục tiêu: Đôi khi truyền thông viên tiếp cận nhóm đối tượng không phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của chương trình.

- Lỗi trong xác định mục tiêu truyền thông: Thông thường, truyền thông viên cố gắng cung cấp các thông tin sẵn có về một vấn đề môi trường nhất định cho các nhóm mục tiêu, mặc dù những thông tin đó có thể không phải lúc nào cũng cần thiết để thay đổi hành vi. Đôi khi, để truyền thông đạt hiệu quả có thể hướng đến tiếp cận cảm xúc, tình cảm thay vì cố gắng thay đổi thái độ và nhận thức.

- Lỗi trong khi thiết kế các thông điệp: Thông thường khi thiết kế chú trọng nhiều đến hiệu ứng hình ảnh, ít hoặc không nhấn mạnh nhiều đến khẩu hiệu và nội dung thông điệp. Đôi khi những câu hỏi được đặt ra không hợp lý hoặc những lập luận được sử dụng không phù hợp với mong đợi của nhóm đối tượng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông.

- Lỗi trong lựa chọn chiến thuật và các kênh truyền thông: Cần lựa chọn các phương tiện phù hợp để truyền thông điệp qua một đối tượng mục tiêu. Thông thường, truyền thông viên chủ động sử dụng các tài liệu và phương tiện truyền thông phổ biến trong khi có nhiều cách hiệu quả và thuyết phục hơn để truyền thông.

- Lỗi trong tổ chức truyền thông hiệu quả: Kết quả của quá trình tổ chức

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)