Mục tiêu chung của chương trình truyền thông môi trường cần phải [24]:
- Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng quản lý môi
trường và bảo vệ môi trường nơi họ sinh sống, từ đó lôi cuốn họ cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân vào
các chương trình, kế hoạch hoá bảo vệ môi trường.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động
BVMT, xã hội hóa công tác BVMT.
- Đối thoại thường xuyên làm tăng khả năng thay đổi hành vi một cách hiệu
quả hơn
- Hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý môi trường.
Thông qua việc tìm hiểu Kiến thức – Thái độ - Hành vi của người dân Bình Yên đối với vấn đề môi trường tại làng nghề, tác giả luận văn đề xuất 1 chương trình truyền thông môi trường cho làng nghề Bình Yên, với mục tiêu cụ thể như sau:
Đối tượng K-T-H hiện tại K-T-H sau chương trình truyền thông Các hộ sản
xuất
- Chưa biết Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
- Chưa biết về mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế nhôm;
- Không muốn bỏ tiền để đầu tư xử lý ô nhiễm, cho rằng các mô hình xử lý chất thải mà cơ quan nhà nước xây dựng thí điểm tại một vài hộ không hiệu quả; - Trông chờ vào sự giải quyết, tài trợ của cấp trên; - Không tổ chức, tham gia các hoạt động BVMT.
- Biết được nội dung Thông tư 46/2011/TT-BTNMT; - Biết được ảnh hưởng cụ thể của ô nhiễm môi trường; - Không để nước thải chảy ra đường làng; thu gom bã xỉ nhôm vào thùng riêng;
- Đổ xỉ thải đúng nơi quy định, lắp ống khói tại các cơ sở làm cô lon,nhôm;
- Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường làng xóm như dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm 1 tháng 2 lần;
- Đưa ra các sáng kiến bảo vệ môi trường hiệu quả. Các hộ làm
nông nghiệp, dịch vụ
- Chưa biết được nội dung Thông tư 46/2011/TT- BTNMT;
- Chưa biết mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường;
- Chưa tích cực tham gia các hoạt động BVMT.
- Biết được nội dung Thông tư 46/2011/TT-BTNMT; - Biết được ảnh hưởng cụ thể của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe và kinh tế; Tham gia giám sát, nhắc nhở các hộ sản xuất thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; Tổ chức, tham gia hoạt động BVMT.
Các tổ chức đoàn thể
- Chưa biết tới các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề;
- Biết được nội dung Thông tư 46/2011/TT-BTNMT; - Biết được ảnh hưởng cụ thể của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe và kinh tế; Tham gia giám sát, nhắc nhở
- Chưa biết mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường;
- Chưa lồng ghép các vấn đề BVMT vào các hoạt động.
các hộ sản xuất thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; Xây dựng chương trình con đường xanh; - Lồng ghép nội dung BVMT vào hoạt động đoàn thể; - Đưa ra các sáng kiến BVMT làng nghề.
Giáo viên, học sinh tại xã Nam Thanh
- Chưa quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương;
- Chưa tham gia trực tiếp vào hoạt động BVMT.
- Học sinh Có các kiến thức cơ bản về môi trường; - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương;
- Giáo viên lồng ghếp nội dung bảo vệ môi trường vào các hoạt động của nhà trường.
Phật tử
- Chưa lồng ghép các buổi thuyết pháp với vấn đề môi trường;
- Chưa khởi xướng các hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể trong cộng đồng phật tử của địa phương.
- Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các bài thuyết pháp;
- Phát động phong trào trồng cây xanh và bảo vệ sức khỏe con người.
Cán bộ quản lý tại địa phường
- Cho rằng chưa có giải pháp khả thi giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề;
- Thụ động, chờ đợi sự giải quyết của cấp trên;
- Không có những hành động cụ thể cho hoạt động bảo vệ môi trường tại làng nghề Bình Yên.
- Có thái độ chủ động, tích cực đối với các hoạt động BVMT làng nghề Bình Yên;
- Tổ chức các chương trình truyền thông nâng cao kiến thức người dân về các văn bản pháp luật BVMT làng nghề, sản xuất sạch hơn,...