Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng nghề Bình Yên

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 39 - 42)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Yên là làng nghề sản xuất tái chế nhôm, có diện tích là 16 ha với 570 hộ gia đình, dân số 1950 khẩu.

Làng Bình Yên thuộc địa phận của xã Nam Thanh, huyện Nam trực, tỉnh Nam Định :

- Phía Bắc giáp với xã Nam Hồng, huyện Nam Trực

- Phía Nam giáp với thôn Phú Cường, Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực - Phía Đông giáp với thôn Trung Thắng, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực - Phía Tây giáp với xã Nam Lợi, huyện Nam Trực

Hình 2. Bản đồ vị trí thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên

Làng nghề Bình Yên nằm trong vùng đồng bằng thấp trũng của xã Nam Thanh huyện Nam trực, là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 240C, tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 với nhiệt độ

trung bình từ 16 – 170C; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 290C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mặt khác, hàng năm địa phương thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.

Xã Nam Thanh nằm cạnh sông Nam Ninh Hải nên thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp và điều hòa khí hậu địa phương. Hệ thống ao, hồ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và là nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra còn có hê thống kênh mương trong xã làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho nông nghiệp.

Đất tại khu vực làng nghề Bình Yên chủ yếu là đất phù sa, phù hợp cho trồng lúa và hoa màu. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng. Thảm thực vật tự nhiên của khu vực làng Bình Yên nghèo nàn, chủ yếu là cây trồng như : lúa, hoa màu, cây ăn quả phân bố chủ yếu ở khu vực miền đồng, một phần ít rải rác trong khu dân cư. Những năm gần đây, cùng với việc đô thị hóa nông thôn, cây xanh cũng dần biến mất. Thiếu vắng vai trò điều hòa của thảm thực vật càng làm tăng thêm những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường.

3.1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội A. Điều kiện kinh tế

Làng nghề Bình Yên mới được hình thành trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất thuần nông sang phát triển nông nghiệp kết hợp với các hoạt động sản xuất công nghiệp từ năm 1989. Ban đầu chỉ có 4 hộ chế tạo các loại chậu, xoong nhôm với nguyên liệu nhôm cán được nhập về từ Vân Chàng hoặc Bắc Ninh. Hiện nay số lượng các hộ gia đình tham gia sản xuất nhôm lên đến 269 hộ, trong đó có 86 hộ cô đúc nhôm; 161 hộ cán kéo và tạo hình; 22 hộ thuộc các loại hình phụ khác [9].

Để tạo được sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, người thợ làng nghề Bình Yên đã tập trung đầu tư công nghệ, tổ chức sản xuất khép kín và tiếp thị mở rộng thị trường. Do nghề sản xuất đồ nhôm gia dụng phải sử dụng máy móc tới 90% công đoạn, từ cô đúc nguyên liệu đến cán, kéo, tạo hình và đúc thành phẩm nên việc đầu tư vốn để phát triển sản xuất là rất lớn. Ngoài việc các cơ

sở chủ động tạo nguồn vốn, UBND xã Nam Thanh và các tổ chức đoàn thể còn đứng ra tín chấp, tạo điều kiện cho các hộ làm nghề vay vốn phát triển sản xuất từ nguồn Quỹ tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ nguồn vốn vay, các hộ dân đã tập trung đầu tư máy móc, tổ chức sản xuất theo hướng chuyên sâu. Các hộ làm công đoạn đúc thành phẩm cuối cùng lại tự phân định chỉ làm chuyên một sản phẩm như hộ chỉ sản xuất ấm nhôm các loại, hộ làm chậu, hộ làm xoong, nồi, chảo, mâm, chõ hấp… tùy theo khả năng, mối hàng truyền thống. Hiện tại, 100% các cơ sở sản xuất theo quy mô gia đình ở làng nghề Bình Yên có đầy đủ máy móc đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nhiều hộ đầu tư vài tỷ đồng mua các loại máy chuyên dụng như: máy cán nhôm, máy phụt, máy định hình khuôn, khay… như gia đình các ông Bùi Văn Quyết, Đoàn Văn Minh... ở xóm 1; Nguyễn Văn Sỹ, Trần Văn Luân ở xóm 2. Việc đầu tư thiết bị hiện đại đã giúp các cơ sở sản xuất có đủ năng lực đảm nhận những đơn hàng lớn phục vụ thị trường trong nước và một phần xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia, Malaixia…

Cùng với đầu tư công nghệ, các cơ sở sản xuất tại làng nghề Bình Yên còn thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu cô đúc nguyên liệu thô (nấu các loại nhôm, đồng, chì cũ nát và nguyên liệu vụn sau khi định hình sản phẩm), đến định dạng nguyên liệu rồi định hình sản phẩm. Các dịch vụ phụ trợ cho làng nghề như cung ứng chất đốt, dầu máy, dịch vụ bảo trì máy móc và vận tải… được hình thành ngay tại địa phương, riêng khâu thu mua phế liệu cũ là do các đại lý ở các tỉnh, thành phố khác mang đến.

Trước kia do sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm chưa nhiều nên khâu tiêu thụ sản phẩm cũng do người làng Bình Yên trực tiếp đảm nhận. Đến nay, nhờ uy tín chất lượng sản phẩm và giá thành cạnh tranh nên các mối hàng tự tìm đến làng nghề để mua sản phẩm. Ngoài ra, việc mở rộng thị trường còn được hình thành theo phương thức các hộ sản xuất liên hệ tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu qua các đại lý hoặc các công ty trung gian. Trung bình một ngày, làng nghề Bình Yên xuất bán gần 100 tấn sản phẩm đồ nhôm gia dụng. Tổng giá trị của làng nghề mỗi năm đạt 70

tỷ đồng. Làng nghề phát triển đã tạo việc làm, thu nhập cho 1.000 lao động của địa phương và khoảng 500 lao động ở các xã lân cận [25].

Sự phát triển của sản xuất công nghiệp đang đóng vai trò quan trọng và tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của địa phương. Tuy nhiên, do việc

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 39 - 42)