Lựa chọn loại hình truyền thông

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 63 - 78)

3.3.5.1. Ý tưởng chủ đạo

Đối với người dân làng nghề Bình Yên, chúng ta cần xác định đâu là động lực để lôi kéo người dân đưa ra những ý kiến, đóng góp, những hành động bảo về môi trường và đâu là “ngọn lửa” khiến họ phải lo sợ, phải đưa ra những hành động bảo vệ môi trường. Một chương trình truyền thông nếu cung cấp được cả hai yếu tố trên sẽ có sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư địa phương.

Giám đốc Marketing Thương hiệu Converse từng nói: “Cách làm truyền thông xã hội, đó là không phải chúng ta ở đó để can thiệp vào suy nghĩ của khách hàng, mà chúng ta truyền cho họ những cảm hứng, tạo cho họ những thiện cảm để tự họ nói lên những điều chúng ta muốn. Đó là một nghệ thuật chứ không phải sự áp đặt [11].

Hiện nay việc huy động được nguồn lực địa phương như: kinh nghiệm, sự sáng tạo, kiến thức bản địa,… cho hoạt động bảo vệ môi trường không phải điều đơn giản, bên cạnh đó sự không quan tâm của người dân tới các chương trình truyền thông môi trường là một rào cản lớn cho bất cứ mục tiêu nào của các nhà quản lý.

Như hình tượng của quả trứng, khi quả trứng được phá vỡ bởi một lực từ bên trong lúc đó một sự sống mới, tươi đẹp bắt đầu. Khi quả trứng bị phá vỡ bởi một lực từ bên ngoài, một sự sống sẽ kết thúc. Truyền thông bảo vệ môi trường không chỉ là tác động từ bên ngoài, chúng ta cần huy động được nội lực từ chính bản thân mỗi làng nghề, tạo cho người dân cảm hứng, động lực để họ đưa ra ý tưởng, để họ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, kiểm soát và thực thi các giải pháp bảo vệ môi trường. Xuất phát từ suy nghĩ đó Luận văn đã đề xuất xây dựng một chương trình

truyền thông lấy cuộc thi Bảo vệ môi trường làng nghề: Mỗi nhà một sáng kiến

làm trọng tâm chính. Cuộc thi sẽ có những giải thưởng giá trị, đủ để thu hút sự quan

tâm, chú ý của người dân. Thời gian tổ chức là 3 tuần. Trong thời gian chạy

chương trình, ban tổ chức sẽ nhanh chóng đưa ra các nội dung bảo vệ môi trường, lái từ cuộc thi sang những ấn phẩm truyền thông như sổ tay môi trường, pano, áp phích môi trường, các buổi thảo luận về môi trường. Những hoạt động bên lề cuộc thi sẽ được tổ chức:

- Thi vẽ tranh về môi trường cho học sinh: Tranh đoạt giải sẽ được in áp

phích và treo tại các vị trí dễ thấy trong làng nghề Bình Yên và trường học.

- Hoạt động con đường màu xanh: Đoàn thanh niên, học sinh, người dân sẽ

tham gia dọn vệ sinh con đường vào làng và trồng cây xanh hai bên đường vào làng và trong thôn xóm. Đây là hoạt động quan trọng nhằm hạn chế những khoảng trống để người dân không đổ xỉ thải bừa bãi nữa.

- Tổ chức các buổi thuyết pháp Đạo phật và môi trường: Tôn giáo, tín

ngưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân từ ngàn đời nay. Người dân thường tham gia các buổi thuyết pháp của sư thầy tại chùa vào mỗi ngày rằm, mùng một hoặc các dịp đặc biệt khác. Đây là cơ hội tốt để lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường, giúp người dân tiếp cận với các nội dung giữ gìn, bảo vệ môi trường một cách gần gũi nhất.

- Tổ chức các buổi tập huấn cho người dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, giáo viên: Đây là hoạt động quan trọng để ban tổ chức chương trình truyền thông có

thể nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường, từng bước thu hút sự quan tâm của họ tới các nội dung bảo vệ môi trường.

Chương trình truyền thông sẽ huy động nguồn lực từ địa phương, đồng thời liên tục truyền đi thông điệp về những nguy cơ, ảnh hưởng cụ thể mà ô nhiễm môi trường, chú trọng nêu bật những nguy hiểm to lớn của ô nhiễm môi trường đối với trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và người già. Điều quan trọng là nội dung, cách thức truyền thông và đặc biệt là truyền thông viên phải thể hiện hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của người dân và tạo động lực để họ tích cực tham gia và trở thành một phần quan trọng của chương trình.

Bảng 9. Các hoạt động chính trong chương trình truyền thông môi trường tại làng nghề Bình Yên

STT Hoạt động Địa điểm Đối tượng

1 Tổ chức buổi lễ phát động cuộc thi

Bảo vệ môi trường làng nghề: Mỗi nhà một sáng kiến

Nhà văn hóa làng nghề Bình Yên

Người dân làng nghề Bình Yên, giáo viên, học sinh các cấp trên địa bàn xã Nam Thanh

2 Hoạt động quảng bá cho cộng đồng (Tờ rơi, poster, tài liệu, áo,mũ,…)

Làng nghề Bình Yên Người dân làng nghề Bình Yên, giáo viên, học sinh xã Nam Thanh

3 Tổ chức các lớp tập huấn cho người dân, các tổ chức đoàn thể và giáo viên

Nhà văn hóa làng nghề Bình Yên

Người dân, tổ chức đoàn thể làng nghề Bình Yên, giáo viên xã Nam Thanh

4 Tổ chức thi Vẽ tranh vì môi trường Trường Tiểu học xã Nam Thanh

Học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở xã Nam Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Tổ chức hoạt động Con đường màu xanh Làng nghề Bình Yên Người dân làng nghề Bình Yên, giáo viên, học sinh xã Nam Thanh

6 Lễ trao giải cuộc thi Bảo vệ môi trường làng nghề: Mỗi nhà một sáng kiến

Nhà văn hóa làng nghề Bình Yên

Người dân làng nghề Bình Yên, giáo viên, học sinh các cấp trên địa bàn xã Nam Thanh 7 Tặng 200 sổ tay Ý tưởng xanh (Các sáng

kiến hay của người dân từ cuộc thi). Tặng 10 banner, áp phích được lấy từ tranh vẽ đạt giải của học sinh.

Nhà văn hóa làng nghề Bình Yên

Người dân làng nghề Bình Yên, giáo viên, học sinh các cấp trên địa bàn xã Nam Thanh

3.3.5.2. Tổ chức cuộc thi Bảo vệ môi trường làng nghề: Mỗi nhà một sáng kiến Cuộc thi Bảo vệ môi trường làng nghề: Mỗi nhà một sáng kiến được tổ chức

tại làng nghề Bình Yên với 04 hoạt động chính: - Tổ chức buổi lễ phát động cuộc thi;

- Hoạt động quảng bá cho cộng đồng (Tờ rơi, poster, tài liệu, áo,mũ,…); - Lễ trao giải cuộc thi;

- Tặng 200 sổ tay Ý tưởng xanh (Các sáng kiến hay của người dân tham gia cuộc thi).

Đối tượng dự thi: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân trong làng nghề Bình Yên.

Mỗi đối tượng có thể gửi nhiều bài dự thi

Cách thức tham gia: Người dự thi đưa ra các ý tưởng, sáng kiến nhằm ngăn

ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn tại làng nghề Bình Yên. Bài dự thi cần phân tích được hiện trạng vấn đề môi trường, giải pháp xử lý vấn đề đó. Trong bài dự thi cũng cần phân tích tính khả thi, ưu nhược điểm sáng kiến, đồng thời nêu lên ý nghĩa của sáng kiến đó với công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề Bình Yên.

Giải thưởng:

 1 Giải nhất: 5 triệu đồng, và hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm  1 Giải nhì: mỗi giải 3 triệu đồng

 2 giải ba: mỗi giải 2 triệu đồng

 3 giải khuyễn khích: mỗi giải 1 triệu đồng

Ban giám khảo: 6 người bao gồm

 1 đại diện của chi cục Bảo vệ môi trường Nam Định,

 1 đại diện của Ban tổ chức trương trình truyền thông tại làng nghề Bình Yên,  1 đại diện của UBND xã Nam Thanh,

 Ông trưởng thôn làng nghề Bình Yên,  Bí thư đoàn thanh niên làng nghề Bình Yên,  Chủ tịch Hội phụ nữ làng nghề Bình Yên.

Sáng kiến bảo vệ môi trường của người dân cần trả lời được các câu hỏi:

 Xuất phát từ đâu bạn có sáng kiến này?

 Sáng kiến này nhằm giải quyết vấn đề gì? Thực trạng vấn đề đó hiện nay ra sao?

 Mô tả chi tiết sáng kiến của bạn

 Tính khả thi của sáng kiến

 Nếu sáng kiến đó được áp dụng vào thực tế thì mang lại lợi ích gì.

 Hạn chế của sáng kiến là gì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác chuẩn bị cho cuộc thi:

 Thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký, Ban giám khảo; thông báo mời các tổ

chức, cá nhân tham gia cuộc thi Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến

 Xây dựng Thể lệ; Quy chế chấm giải (barem chấm điểm) của Ban giám khảo.

 Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về Cuộc thi trên các phương tiện truyền thông đại chúng (thông qua loa phát thanh của thôn, xã), treo banner, apphich về cuộc thi tại các địa điểm công cộng tại xã Nam thanh và làng nghề Bình Yên.

 In ấn, phát hành 500 tờ rơi giới thiệu về Cuộc thi cho người dân Bình Yên

Tổ chức thực hiện cuộc thi:

 Tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến  Thu nhận và phân loại các bài dự thi

 Hoạt động của Ban giám khảo

 Họp Ban Tổ chức, Tổ Thư ký, Ban giám khảo để quyết định tác phẩm đạt giải.

 Tổ chức Lễ trao giải thưởng và Bế mạc Cuộc thi

 In ấn và giới thiệu cuốn sổ tay ý tưởng xanh (bao gồm các sáng kiến của người dự thi)

 Tổng kết đánh giá kết quả của Cuộc Vận động, bao gồm: Ban Tổ chức, Tổ Thư ký, Ban giám khảo và các đơn vị liên quan.

Mẫu bài dự thi, kịch bản lễ phát động và lễ trao giải của cuộc thi Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến, được trình bày cụ thể tại phần Phụ lục của luận văn.

Sản phẩm truyền thông quảng bá cho cuộc thi (do tác giả luận văn xây dựng)

CUỘC THI

Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến

GIẢI THƯỞNG HẤP DẪN

1 Giải nhất: 5 triệu đồng, và hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm

1 Giải nhì: mỗi giải 3 triệu đồng 2 giải ba: mỗi giải 2 triệu đồng

3 giải khuyễn khích: mỗi giải 1triệu đồng Ô nhiễm tại làng nghề Bình Yên đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cảnh quan và sức khỏe cộng đồng. Cuộc thi được tổ chức nhằm huy động sự sáng tạo, kiến thức bản địa của nhân dân vào công tác bảo vệ môi trường. Các ý tưởng, sáng kiến được đưa ra để góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

Cá nhân, nhóm cá nhân Một người có thể gửi nhiều bài.

Địa điểm nhận bài dự thi

ông Trần Quang Túc, phó trưởng thôn Bình Yên

Lễ tổng kết và trao giải

Tại Nhà văn hóa thôn Bình Yên

CÁCH THỨC THAM GIA:Người dự thi đưa ra các ý tưởng, sáng kiến nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn tại làng nghề Bình Yên. Bài dự thi cần phân tích được hiện trạng vấn đề môi trường, giải pháp xử lý vấn đề đó. Phân tích tính khả thi, ưu nhược điểm sáng kiến, đồng thời nêu lên ý nghĩa của sáng kiến đó với công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề Bình Yên.

Hình 8. Tờ rơi cuộc thi Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến

PHÁT ĐỘNG CUỘC THI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LỄ PHÁT ĐỘNG

19h30 Ngày ………. Nhà Văn hóa thôn Bình Yên

LỄ TRAO GIẢI

19h Ngày ... Nhà Văn hóa thôn Bình Yên

Hình 9. Áp phích cuộc thi Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến

Mẫu 1: Áo thun nền trắng, cổ bẻ màu xanh, có logo chương trình (bên ngực phải) và biểu tượng của cuộc vận động (góc trái).

Mẫu 2: Áo thun nền trắng, cổ tròn viền xanh, có logo chương trình (bên ngực phải) và biểu tượng của cuộc vận động (góc trái). Nón lưỡi trai màu

trắng - xanh

Hình 11. Mẫu áo, mũ chương trình truyền thông

Hình 10. Áp phích bảo vệ môi trường

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Hình 12. Sổ tay Ô nhiễm môi trường

SỔ TAY

3.3.5.3. Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện về bảo vệ môi trường

Yêu cầu đặt ra với người dân làng nghề khi tham gia BVMT là cộng đồng cần phát huy quyền làm chủ và ý thức trách nhiệm của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung và BVMT nói riêng. Cộng đồng cần chủ động tham gia đóng góp ý kiến cho quá trình soạn thảo các văn bản, xây dựng và triển khai các chương trình, dự án về BVMT làng nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của mình. Trực tiếp tham gia, hỗ trợ chính quyền trong việc giám sát thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều cốt yếu nhất để người dân làng nghề có thể thực hiện quyền tự chủ của mình là cộng đồng phải có nhận thức, hiểu biết nhất định, nói cách khác đó là một cộng đồng có tri thức. Để làm được điều này, một chương trình nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng cần phải được xây dựng và thực hiện là điều kiện tiên quyết. Chương trình giáo dục cộng đồng cần thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng trong cộng đồng. Các chương trình này cần hướng tới sự hình thành các quyền và nghĩa vụ của công dân, làm họ hiểu được lợi ích, giá trị, phương pháp tham gia vào các hoạt động tiến hành trong quản lý môi trường. Các chương trình giáo dục cần linh hoạt theo nhiều hình thức khác nhau phù hợp với trình độ người dân. Nội dung giáo dục cần phổ biến bao gồm: Luật BVMT, các văn bản chính sách về BVMT làng nghề; hoạt động sản xuất của làng nghề và những tác động tới sức khỏe người dân; các loại phí môi trường bắt buộc và các quy định sử phạt; Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải; Các cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan tới đổi mới công nghệ,…

Chương trình tập huấn BVMT cho làng nghề Bình Yên bao gồm: - 1 lớp tập huấn cho đoàn thanh niên

- 1 lớp tập huấn cho Hội phụ nữ

- 1 lớp tập huấn cho giáo viên mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở - 2 lớp cho các hộ dân tại làng nghề Bình Yên

Với mỗi đối tượng cần có cách tiếp cận khác nhau, phù hợp với nhu cầu, sự quan tâm của đối tượng tới vấn đề môi trường. Ví dụ Hội phụ nữ có thể quan tâm nhiều hơn tới các ảnh hưởng của ô nhiễm tới con cái, khả năng sinh sản. Các hộ sản xuất quan tâm hơn tới các giải pháp giúp họ tiết kiệm tiền, nhiên liệu,… Ban tổ chức có thể cung cấp nhiều thông tin về môi trường thông qua các buổi tập huấn để thực hiện mục tiêu của mình nhưng điều quan trọng là hãy chú ý tới nhu cầu, mối quan tâm của học viên, của người nghe. Hiện nay có nhiều truyền thông viên chỉ tập trung nói những gì mình có, thay vì nói những điều học viên muốn nghe. Điều quan trọng là ta cần tìm hiểu đối tượng đang ở mức khó khăn nào để có thể tác động phù hợp:

 Nếu đối tượng chưa được nghe, hãy tìm cách cho đối tượng nghe được đầy đủ thông tin những điều bạn cần nói trước khi yêu cầu đối tượng hiểu đúng

 Nếu đối tượng chưa hiểu, hãy tìm cách làm đơn giản hóa thông tin, thay đổi cách trình bày,… để đối tượng có thể hiểu được trước khi yêu cầu đối tượng chấp thuận.

 Nếu đối tượng chưa chấp thuận, hãy tìm cách thuyết phục, vận động để đối tượng chấp thuận theo quan điểm của bạn trước khi yêu cầu đối tượng thực hiện hành vi mới.

 Nếu đối tượng chưa thực hiện hành vi mới, hãy tìm hiểu tại sao đối tượng không áp dụng để tìm cách tác động kịp thời bằng các công cụ hỗ trợ (luật pháp, kinh tế, kỹ thuật,..) trước khi hỏi tại sao đối tượng không duy trì.

Tài liệu truyền thông:

Cuốn sổ tay Ô nhiễm môi trường – Những điều bạn cần biết được tác giả

luận văn xây dựng với mục đích phục vụ cho chương trình truyền thông môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 63 - 78)