Đánh giá chương trình truyền thông môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 78 - 123)

Các câu hỏi cần cân nhắc khi đánh giá:

 Các nhóm đối tượng mục tiêu được tiếp cận thông tin?

 Thông điệp đã được chuyển tải chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng?

 Mọi người có hiểu được thông điệp?  Những phản ứng từ chương trình?

 Kế hoạch truyền thông trong thời gian tới?

Đánh giá sản phẩm truyền thông

Tuy thuộc vào loại hình truyền thông mà đề xuất các nội dung đánh giá khác nhau nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ví dụ 1. Gợi ý về đánh giá áp phích

Che chữ trên áp phích để người xem chỉ góp ý trên hình ảnh và đặt câu hỏi:  Hãy nói xem bạn thấy gì trong bức tranh và khiến bạn liên tưởng tới điều gì?  Về những người trong bức tranh, họ là ai? Bạn nghĩ họ đang làm gì?

 Bạn có nghĩ áp phích này yêu cầu bạn làm điều gì cụ thể không? Đó là điều gì?

Không che chữ, hãy đặt câu hỏi:  Những từ nào khiến bạn không hiểu?

 Bằng ngôn ngữ của bạn hãy cho biết áp phích nói lên điều gì?

 Điều gì trong bức tranh khiến bạn bối rối hoặc có thể “xúc phạm” những người khác không?

 Điều gì trong áp phích khiến bạn không thích?  Bạn nghĩ điều gì có thể làm cho áp phích tốt hơn?

 Có nhiều phiên bản áp phích, hãy đặt câu hỏi trên từng phiên bản, sau đó hỏi họ: Phiên bản áp phích nào bạn thích nhất? Tại sao?

Ví dụ 2: Đánh giá tài liệu trực quan

Theo thanh điểm từ 1 tới 5, phân loại mức độ đáp ứng tài liệu với cá tiêu chí sau (1: Không đáp ứng, 5: Hoàn toàn đáp ứng):

Bảng 12. Tiêu chí đánh giá tài liệu truyền thông

Tiêu Chí 1 2 3 4 5

1. Trình bày chủ đề cụ thể 2. Nội dung dễ hiểu

3. Màu sắc và hình ảnh minh họa hấp dẫn, phù hợp với nội dung chủ đề

4. Thông điệp mục tiêu

5. Thông tin rõ ràng, dễ tiếp thu

6. Tài liệu thông chứa những yếu tố không cần thiết 7. Hình thức trình bày tài liệu tạo ra các tác động trực quan tốt

8. Tài liệu dễ mang và di chuyển

9. Tài liệu được biên soạn khuyến khích trao đổi và thảo luận

Tổng cộng X

Nếu tổng cộng: X= 40-45 : Sử dụng tài liệu

X= 21-39 : Chỉnh sửa và Sử dụng tài liệu X< 20 : Làm lại tài liệu

Từ hai ví dụ trên, có thể soạn thảo tiêu chí và câu hỏi đánh giá cho các loại hình truyền thông khác như nghe, nghe-nhìn,… cụ thể trong hoạt động truyền thông.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1. Trong các giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm tại làng nghề, truyền thông môi trường là một trong các công cụ quan trọng nhất để đạt được mục tiêu phát triển bền vững làng nghề. Chỉ khi người dân cảm thấy BVMT làng nghề chính là bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và gia đình mình, bảo vệ cảnh quan môi trường cho làng mình thì họ mới tham gia, thực hiện các biện pháp BVMT.

2. Thời gian qua, công tác truyền thông môi trường tại các làng nghề đã được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo chí góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT, thúc đẩy người dân mạnh dạn đấu tranh với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề. Một số chủ cơ sở sản xuất cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn xanh sạch đẹp cho làng xóm. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường tại các làng nghề chưa được thường xuyên và cụ thể, thiếu tính sáng tạo về hình thức, chưa phong phú về nội dung, chưa kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể khác như trường học, đoàn thanh niên, tổ chức công giáo...

3. Làng nghề Bình Yên đang đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 2.000 người. Tuy nhiên, trong sản xuất, kinh doanh, các hộ chỉ chú tâm đến lợi nhuận mà không thực sự quan tâm đến môi trường. Theo ước tính, quá trình cô đúc nhôm từ vỏ lon (bia, đồ uống đóng hộp) hàng ngày thải ra khoảng 40 tấn xỉ thải, trong khi nước thải từ khâu tẩy rửa sản phẩm (gồm sút, muối Cr và một số hóa chất chuyên dụng khác) lên tới 500m3 mỗi ngày. Tất cả số chất thải rắn nguy hại và nước thải, khí thải đều được các hộ đổ thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, mà không qua bất cứ một khâu xử lý nào từ nhiều năm nay.

4. Các vấn đề chính về môi trường còn tồn tại trong làng nghề Bình Yên bao gồm: Nhận thức hạn chế của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề; Chất thải chưa xử lý vẫn đang xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, đất và không

khí; Người dân chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động truyền thông môi trường, hay các hoạt động bảo vệ môi trường khác.

6. Các dự án BVMT của cục Kiểm soát ô nhiễm, chi cục BVMT tỉnh Nam Định và các cơ quan quốc tế tổ chức tại làng nghề Bình Yên thì vẫn tập trung nhiều vào xây dựng mô hình thí điểm xử lý chất thải và cải tạo môi trường, các hoạt động truyền thông có được tổ chức song vẫn còn hạn chế. Hoạt động truyền thông và nội dung truyền thông kém phong phú, hấp dẫn, chưa huy động được sự tham gia, hưởng ứng của người dân và các đoàn thể xã hội tại làng nghề Bình Yên.

7. Chương trình truyền thông bảo vệ môi trường cho làng nghề Bình Yên được Luận văn đưa ra với mục tiêu huy động được nội lực từ chính bản thân làng nghề, tạo cho người dân cảm hứng, động lực để họ đưa ra ý tưởng, để họ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, kiểm soát và thực thi các giải pháp bảo vệ môi trường. Đối tượng truyền thông bao gồm: Các hộ gia đình trong làng nghề; Đoàn thanh niên; Giáo viên và học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Hội phụ nữ; Phật tử (đa phần là người cao tuổi); Cán bộ thuộc các cơ quan quản lý môi trường các cấp tại tỉnh Nam Định.Chương trình truyền thông bao gồm 4 hoạt động chính: Tổ chức

cuộc thi Bảo vệ môi trường làng nghề: Mỗi nhà một sáng kiến; Tổ chức cuộc thi sẽ được tổ chức Thi vẽ tranh về môi trường cho học sinh; Tổ chức các buổi tập huấn cho người dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, giáo viên,..; Tổ chức hoạt động con đường màu xanh trồng cây và dọn đường làng ngõ xóm.

8. Chương trình truyền thông môi trường cho làng nghề Bình Yên được tổ chức với sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương, với hình thức và nội dung truyền thông hấp dẫn, từ đó thu hút sự tham gia và hưởng ứng của người dân làng nghề. Tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách, apphich được trình bày đơn giản, dễ hiểu và trực quan, phù hợp đặc điểm và trình độ của người dân làng nghề.

2. KHUYẾN NGHỊ

1. Các chương trình truyền thông BVMT được tổ chức cho làng nghề cần huy động được sự tham gia của chính các chủ cơ sở sản xuất, các cộng đồng dân cư trong làng nghề. Huy động cộng đồng tham gia BVMT làng nghề cần bao gồm cả hai hình thức: Huy động bắt buộc: người gây ô nhiễm phải đóng góp hoặc chi trả kinh phí cho việc khắc phục ô; Huy động tự nguyện: những người được hưởng thụ lợi ích môi trường đóng góp vào công tác BVMT bằng các hình thức như đóng góp sức lao động của các hộ gia đình, các cơ quan trường học,… vào các hoạt động vệ sinh ngõ, xóm, khai thông cống nước thải,…Đề nghị chính quyền các cấp cho phép dành một tỷ lệ nhất định ngày lao động công ích theo luật định (pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích) cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho BVMT như hệ thống thoát nước thải, bãi chôn lấp chất thải rắn của địa phương.

2. Hương ước làng xã là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn, lực lượng tham gia chủ yếu phải là chính những người dân trong làng nghề ở các hộ sản xuất, các hộ dân cư và các đoàn thể như hội thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,… Các làng nghề cần xây dựng hương ước và lồng ghép các quy định BVMT vào nội dung hương ước. Yêu cầu đặt ra với người dân làng nghề khi tham gia BVMT là cộng đồng cần phát huy quyền làm chủ và ý thức trách nhiệm của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung và BVMT nói riêng. Cộng đồng cần chủ động tham gia đóng góp ý kiến cho quá trình soạn thảo các văn bản, xây dựng và triển khai các chương trình, dự án về BVMT làng nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của mình. Trực tiếp tham gia, hỗ trợ chính quyền trong việc giám sát thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Điều cốt yếu nhất để người dân làng nghề có thể thực hiện quyền tự chủ của mình là cộng đồng phải có nhận thức, hiểu biết nhất định, nói cách khác đó là một cộng đồng có tri thức. Để làm được điều này, một chương trình nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng cần phải được xây dựng và thực hiện là điều kiện tiên quyết. Chương trình giáo dục cộng đồng cần thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng trong cộng đồng. Các chương trình này cần hướng tới sự hình thành các

quyền và nghĩa vụ của công dân, làm họ hiểu được lợi ích, giá trị, phương pháp tham gia vào các hoạt động tiến hành trong quản lý môi trường. Các chương trình giáo dục cần linh hoạt theo nhiều hình thức khác nhau phù hợp với trình độ người dân. Nội dung giáo dục cần phổ biến bao gồm: Luật BVMT, các văn bản chính sách về BVMT làng nghề; hoạt động sản xuất của làng nghề và những tác động tới sức khỏe người dân; các loại phí môi trường bắt buộc và các quy định sử phạt; Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải; Các cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan tới đổi mới công nghệ,…

4. Cần đa dạng hóa các hình thức truyền thông môi trường cho người dân làng nghề như trao đổi kinh nghiệm, học tập các điển hình giữa các làng nghề, phát thanh, tranh cổ động, tờ rơi, họp, phát động phong trào giữ gìn vệ sinh, giữ đường làng ngõ xóm xanh, sạch đẹp. Huy động sự tham gia tuyên truyềncủa các tổ chức xã hội tại địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIÊT

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sổ tay ACB về biến đổi khí hậu, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh nam Định, Hà Nội.

6. Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Chương trình Hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất

đai và môi trường (2009), Hướng dẫn triển khai hương ước bảo vệ môi trường tại cộng đồng, Hà Nội.

8. Cục Bảo vệ môi trường (2003), Sổ tay hướng dẫn thực hiện chiến dịch truyền thông môi trường, Hà Nội

9. Cục Kiểm soát ô nhiễm (2011), Báo cáo tổng kết Dự án Xây dựng mô hình thí điểm xử lý ô nhiễm không khí tại làng nghề Bình Yên, Hà Nội.

10. Cục Kiểm soát ô nhiễm (2010), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Xây dựng các mô hình mẫu về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại làng nghề nhằm xây dựng, hoàn thiện và ban hành quy định, hướng dẫn kỹ thuật về phân loại, thu gom, quản lý (bao gồm tái chế và xử lý) chất thải rắn và chất thải nguy hại cho làng nghề, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm cộng đồng trong hoạt động kiểm soát môi trường làng nghề, Hà Nội. 11. Hoàng Minh Đạo (2010), Báo cáo môi trường làng nghề, Cục Kiểm soát ô

nhiễm, Tổng cục Môi trường, Hà Nội

12. Đỗ Hoa (2010), Xây dựng kế hoạch truyền thông, Time Universal

Communications, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Hòe (2007), Hướng dẫn truyền thông môi trường tại các khu vực đông dân nghèo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà nội.

14. Lê Văn Khoa (2011), Để phát triển làng nghề Bền vững, Báo cáo tại Hội thảo

15. Nguyễn Phương Linh (2013), Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Bách khoa hà Nội.

16. Trần Đông Phong, Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2013), Quản lý môi trường làng nghề - Thực trạng và Giải pháp, Đại học Xây dựng Hà Nội

17. Phan Văn Phong (2012), Quản lý nhà nước về môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định, Sở tài nguyên và Môi trường Nam Định.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2012), Kế hoạch truyền thông môi trường và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và sản xuất sạch tại làng nghề Thanh Thùy, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), Áp dụng phương pháp chi phí tính tổn thất do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường, trường đại học

Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.

20. Đặng Thị Anh Thư (2010), Nghiên cứu tình trạng hô hấp của người thợ đúc tại làng nghề đúc đồng thành phố huế năm 2010, Đại học Y dược Huế.

21. Tổng cục Môi trường (2014), Báo cáo thống kê làng nghề, Hà Nội.

22. Tổng cục Môi trường, Chung sức bảo vệ môi trường, Tài liệu dành cho cán bộ

tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường, Hà Nội.

23. Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường (2011), Sổ tay Truyền thông môi trường, Hà Nội.

24. UBND xã Nam Thanh (2010), Báo cáo Hội nghị tổng kết dự án Quản lý chất thải nguy hại, Nam Định.

25. UBND xã Nam Thanh (2012), Báo cáo tổng kết cuối năm 2012, Nam Định.

26. Văn phòng Chính phủ (2011), Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề, Hà Nội.

27. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn

hóa – Thông tin, Hà Nội. TIẾNG ANH

1. IUCN (2003), Effective Communicaton for Environmental Conservation, PERSGA, Saudi Arabia.

2. Unicef (1999), A Manual on Communication for Water supply and environmental sanitation, New York.

PHỤ LỤC

1. Thể lệ cuộc thi: Bảo vệ môi trường làng nghề, mỗi nhà một sáng kiến 2. Mẫu bài dự thi: Bảo vệ môi trường làng nghề, mỗi nhà một sáng kiến

3. Kịch bản lễ phát động cuộc thi Bảo vệ môi trường làng nghề, mỗi nhà một sáng kiến

4. Kịch bản lễ trao giải cuộc thi Bảo vệ môi trường làng nghề, mỗi nhà một sáng kiến

5. Phiếu điều tra: Đánh giá các vấn đề môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

1. THỂ LỆ CUỘC THI

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ: MỖI NHÀ MỘT SÁNG KIẾN Đối tượng dự thi: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân trong làng nghề Bình Yên. Mỗi đối tượng có thể gửi nhiều bài dự thi

Cách thức tham gia: Người dự thi đưa ra các ý tưởng, sáng kiến nhằm ngăn ngừa,

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 78 - 123)