Phân tích đối tượng truyền thông

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 54 - 59)

3.3.2.1. Xác định các nhóm đối tượng

Chương trình truyền thông cho làng nghề Bình Yên hướng tới xây dựng các nội dung, phương tiện truyền thông huy động được sự tham gia của cá nhân cũng như nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương. Tính cộng đồng ở làng nghề có ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý môi trường cũng như việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân đến môi trường. Những nơi người dân có tính cộng đồng cao thì việc phối hợp và liên kết giữa các hộ sản xuất, các tổ chức xã hội tại địa phương để BVMT cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Sau quá trình điều tra, phỏng vấn và tham khảo ý kiến cán bộ quản lý thôn Bình Yên và xã Nam Thanh, đề tài đã quyết định lựa chọn đối tượng truyền thông môi trường của chương trình bao gồm: Đối tượng chịu ảnh hưởng chính do ô nhiễm môi trường là các hộ gia đình trong làng nghề Bình Yên và các tổ chức đoàn thể được đánh giá là hoạt động tích cực, có hiệu quả tại địa phương. Chính vì vậy đối tượng truyền thông bao gồm:

- Các hộ gia đình trong làng nghề. - Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ

- Giáo viên và học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở - Phật tử (đa phần là người cao tuổi)

3.3.2.2. Phân tích Kiến thức – Thái độ - Hành vi của đối tượng truyền thông

Để phân tích được K-T-H của đối tượng truyền thông, đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng truyền thông vào tháng 4/2014, trong đó có điều tra, phỏng vấn 70 hộ làm nghề tái chế nhôm, 30 hộ làm dịch vụ, nông nghiệp, 10 cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể của địa phương và 3 cán bộ thuộc các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định. Qua trao đổi và tổng hợp các ý kiến, có thể rút ra những đánh giá sau:

100% người dân tham gia phỏng vấn đều chưa biết về nội dung của Thông tư 46/2011/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường làng nghề. Đây là văn bản quan trọng, được xây dựng riêng cho làng nghề, nhưng đối tượng chính của Thông tư là người dân làng nghề thì lại không tiếp cận được với nội dung Thông tư 46 và đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường tại cơ sở.

100% các cá nhân tham gia điều tra, phỏng vấn đều cho rằng môi trường tại làng nghề Bình Yên đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, bao gồm cả ô nhiễm không khí, nước và chất thải rắn từ hoạt động tái chế nhôm. Tuy nhiên, người dân chưa biết hết được mức độ và ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm môi trường mang lại. 15% người dân tham gia phỏng vấn trả lời không biết bệnh gì liên quan tới ô nhiễm môi trường, những người còn lại thì chỉ biết tới bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí và bệnh ngoài da do ô nhiễm nguồn nước.

80% người dân trả lời là có quan tâm tới vấn đề môi trường, tuy nhiên khi được hỏi Ông/Bà có mong muốn được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương không thì chỉ 30% người dân trả lời là có. Lí do người dân đưa ra rất đa dạng, với 2 lí do chính là không có thời gian và chương trình truyền thông thiếu sự thu hút. Như vậy, cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp và cách thức để nâng cao nhận thức cho người dân. Các nội dung về môi trường mà người dân được tiếp cận chủ yếu thông qua các các chương trình, bản tin truyền hình (15%), qua các chương trình, dự án bảo vệ môi trường của các tổ chức trong và ngoài nước (75%). Vai trò của các tổ chức đoàn thể, cán bộ địa phương không được người dân nhắc tới trong việc cung cấp các thông tin về môi trường. Đây là lỗ hổng quản lý môi trường

rất lớn tại một làng nghề đang ô nhiễm nghiêm trọng.

Các hộ dân sản xuất trực tiếp trong làng nghề: nhận thức được môi trường

đang bị ô nhiễm và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng họ không hiểu hết mức độ nguy hiểm và hậu quả của ô nhiễm môi trường. Vì vậy, họ vẫn làm việc trong môi trường này, và chấp nhận đánh đổi sức khỏe của bản thân để đem lại thu nhập cho gia đình như hiện nay. Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiều ý kiến khác nhau: 86% các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên. Nhìn chung các giải pháp mà họ cho rằng khả thi nhất là đầu tư công nghệ và quy hoạch tập trung các hộ sản xuất lớn. Kinh phí cũng là lí do quan trọng nhất (70%) khiến các hộ sản xuất chưa áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, xử lí chất thải từ hoạt động tái chế nhôm phế liệu. Từ kết quả điều tra, chương trình truyền thông môi trường được tổ chức cho làng nghề Bình Yên cần cung cấp thông tin cho các hộ sản xuất biết về trách nhiệm phải đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường của mình, bên cạnh đó giới thiệu về các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường đã được Cục Kiểm soát ô nhiễm xây dựng thí điểm tại địa phương.

Nhìn chung, các hộ sản xuất đa phần vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, và biện hộ cho sự xả thải bằng khó khăn về kinh tế, về nguồn vốn, về thực trạng chung của toàn xã và chờ vào sự giải quyết của cấp trên. Tuy nhiên, người sản xuất đa số còn hạn chế về trình độ, họ chủ yếu là các lao động phổ thông và sản xuất theo kinh nghiệm thực tế là chính, vì thế họ thiếu một cái nhìn tổng thể đối với các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường.

Các hộ làm nông nghiệp, dịch vụ trong thôn: Người dân hoàn toàn nhận thức

được vấn đề ô nhiễm hiện tại của làng nghề nhưng chưa đánh giá được mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài của nó tới môi trường. Họ có thái độ bức xúc về việc xả thải tuy nhiên ngại va chạm với hàng xóm, những người thân thuộc trong dòng họ (những người đang sản xuất và trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường). Các hộ gia đình này cũng chưa có các hành động bảo vệ môi trường cụ thể. Tuy nhiên, các hộ gia đình làm nông nghiệp và dịch vụ có thái độ tích cực trong việc tham gia các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường. 90% người được phỏng vấn trả lời

họ sẵn sàng tham nếu có hoạt động truyền thông môi trường tại địa phương.

Giáo viên: Chưa quan tâm tới vấn đề môi trường tại địa phương, nhưng có

thái độ nhiệt tình và sẵn sàng hợp tác khi giả thiết có những chương trình truyền

thông bảo vệ môi trường được tổ chức cần huy động sự tham gia của họ. Các tổ chức đoàn thể: Hiểu và có bức xúc về các vấn đề môi trường ở địa phương, nhưng

chưa chủ động đưa ra các ý tưởng và cùng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

Phật tử: Theo hội trưởng hội phật tử và sư trụ trì chùa Cả, xã Nam Thanh, các phật

tử tham gia tích cực các hoạt động của chùa phần lớn là người cao tuổi. Mọi người đều có thể nhận thấy môi trường đang bị ô nhiễm và gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe người dân, đặc biệt người già hay cảm thấy khó thở và nhức đầu. Tuy nhiên hiểu biết về ô nhiễm môi trường vẫn còn hạn chế và chưa có các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường tại chùa cũng như tại địa phương.

Cán bộ quản lý tại địa phương: Bức xúc với vấn đề ô nhiễm đồng thời cho

rằng có rất nhiều đoàn về nghiên cứu, khảo sát song đến nay vẫn chưa có giải pháp nào là khả thi và xu hướng vẫn thụ động vào sự giải quyết từ cấp trên, chưa có thái độ tích cực và những hành động cụ thể trong việc tổ chức các phong trào, hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Có thể tóm tắt các vấn đề nhận thức, thái độ, hành vi của người dân Bình Yên như sau (Bảng 6)

Bảng 6. Tổng hợp K- T-H của đối tượng truyền thông

Đối tượng Vấn đề tồn tại Liên quan tới

Các hộ sản xuất

- Chưa biết tới văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề

- Chưa biết về mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là vấn đề chung của cả làng, chấp nhận sống chung với ô nhiễm

- Không muốn bỏ tiền để đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường do mình tạo ra

Nhận thức

Nhận thức

Thái độ

- Trông chờ vào sự giải quyết, tài trợ của cấp trên - Không tổ chức, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Không đầu tư các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường

Thái độ Hành vi - Người dân không sản xuất, - Hội phụ nữ, đoàn thanh niên

- Chưa biết tới các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề

- Chưa biết về mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

- Bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng ngại va chạm và có phần cảm thông với hàng xóm, người thân đang gây ra ô nhiễm

- Không tham gia, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương

Nhận thức Nhận thức Thái độ Hành vi Giáo viên xã Nam Thanh

- Chưa quan tâm nhiều tới vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Bình Yên

- Chưa tổ chức các hoạt động bảo về môi trường

Thái độ

Hành vi

Phật tử

- Chưa có nhiều kiến thức về ô nhiễm môi trường - Có quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường - Chưa lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường vào các buổi thuyết pháp

- Chưa khởi xướng, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương

Nhận thức Thái độ Hành vi Hành vi Cán bộ quản lý tại địa phương

- Bức xúc với vấn đề ô nhiễm tại làng nghề Bình Yên

- Cho rằng chưa có giải pháp khả thi giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề

- Chưa có những hành động truyền thông môi trường tại làng nghề Bình Yên

Thái độ

Thái độ

Thái độ Hành vi

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 54 - 59)