VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT
2.2.1 Các chính sách kế toán chung:
Với số vốn chủ sở hữu là 66 tỷ đồng và tổng số công nhân viên trên 1000 người, Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát là một doanh nghiệp lớn áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
• Niên độ kế toán: từ ngày …01/01…đến ngày…31/12
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)
• Hình thức hạch toán: Nhật ký chung với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Bravo.
• Các nguyên tắc kế toán được áp dụng chung trong doanh nghiệp: các nguyên tắc như nguyên tắc ghi nhận tỷ giá hối đoái, nguyên tắc ghi nhận HTK, nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư, nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính, nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay…được xây dựng theo chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
• Hệ thống chứng từ kế toán: từ đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất tương
đối lớn với lưu lượng hàng lưu chuyển và các giao dịch kinh tế trong ngày là tương đối lớn công ty áp dụng hầu hết các chứng từ kế toán được đưa ra trong
quyết định số 15 chỉ trừ một số chứng từ như: bảng kê vàng, bạc, kim khí, đá quý; bảng kiểm kê quỹ (dùng cho vàng bạc, kim khí, đá quý), hóa đơn bán hàng thông thường...
• Cách thức tổ chức quản lý chứng từ:
- Lập chứng từ kế toán: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều được lập chứng từ. Theo quy định của công ty, mỗi chứng từ chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và do bộ phận trực tiếp phát sinh nghiệp vụ lập.
- Lưu chuyển chứng từ: các chứng từ kế toán liên quan đến hàng tồn kho và sản xuất chủ yếu phát sinh ở nhà máy và được kế toán công cụ dụng cụ, kế toán nguyên vật liệu, phụ trách kế toán ghi nhận và kiểm tra rồi chuyển lên phòng điều hành để soát xét. Các chứng từ về tiền, công nợ, thuế được chuyển thẳng lên phòng điều hành để ghi nhận. Với một số chứng từ như hóa đơn...thì được photo ra thêm một bản gửi lên kế toán công nợ trên văn phòng đại diện để hoàn thiện bộ hồ sơ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế và để kế toán công nợ kiểm tra. Các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ theo nhu cầu hoạt động quản lý của khu vực nào khu vực ấy sẽ tự ghi nhận và lưu giữ chứng từ.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Áp dụng quyết định 15 vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã thiết lập hệ thống tài khoản kế toán.
từng loại tài khoản đó lại có những tài khoản chi tiết theo từng nhà máy. Ví dụ: Tài khoản 5111 doanh thu bán hàng hóa có 3 tài khoản chi tiết: TK 51111(NM1 - Doanh thu bán hàng hóa), TK 51112 (NM2 - Doanh thu bán hàng hóa), TK 51113 (NM3 - Doanh thu bán hàng hóa).
- Tài khoản chi phí: được theo dõi tương tự như doanh thu (ban đầu là theo từng nội dung sau đó là đi vào chi phí của từng nhà máy).
- Tài khoản tiền mặt: được chi tiết thành tiền VNĐ và ngoại tệ, Tiền VNĐ lại được chi tiết theo từng bộ phận quản lý.
- Tài khoản tiền gửi ngân hàng: tương tự tiền mặt. Các loại tiền được chi tiết theo từng ngân hàng và từng loại tiền gửi.
- Tài khoản hàng tồn kho: được mở rất chi tiết, đặc biệt TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) mở theo từng loại sản phẩm tại từng nhà máy. Ví dụ: TK
1541 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hạt nhựa) có 3 TK chi tiết: TK 15411 (NM1 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hạt nhựa), TK 15412 (NM2 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hạt nhựa), TK15413 (NM3 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hạt nhựa).