2.3.4.1 Nội dung, yêu cầu phần hành kế toán tài sản cố định
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (Số 3- TSCĐ hữu hình) quy định: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
Tài sản cố định ở Việt Nam đã có rất nhiêu lần thay đổi về giá trị.Theo thông tư 45/2013TT- BTC quy định TSCĐ phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
2.3.4.2 Phân loại tài sản cố định
Theo hình thái biểu hiện TSCĐ hữu hình theo đặc trưng kỹ thuật của chúng bao gồm:
- Nhà cứa, vât kiến trúc - Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ quản lý
- TSCĐ hữu hình khác
Theo quyền sở hữu bao gồm: - TSCĐ tự có
- TSCĐ thuê ngoài
Ngoài ra có thể phân loại theo nguồn vốn hình thành, phân loại theo nơi sử dụng
2.3.4.3 Đánh giá TSCĐ hữu hình
Tại công ty, TSCĐ hữu hình được đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:
Giá trị còn lại= Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
Theo phương pháp này mưc khấu hao bình quân được tính như sau: MKHBQ năm= Giá trị phải KH/ Số năm sử dụng
MKHBQ tháng= MKHBQ năm/ 12 tháng Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng = Khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước + Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng - Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng
Mức khấu hao tăng, giảm trong tháng= ( Mức khấu hao bình quân tháng/ 30 ngày)*số còn lại của tháng
2.3.4.4 Kế toán chi tiết TSCĐ
- Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo.
- Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có số hiệu riêng
- Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp; tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐ
Các chứng từ sử dụng - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
Kế toán chi tiết phải theo dõi tời từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời phải theo dõi về cả các chỉ tiêu nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu….
2.3.4.5 Kế toán tổng hợp TSCĐ, khấu hao và hao mòn TSCĐ
Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ,kế toán sử dụng một số tài khoản liên quan sau:
TK 211- TSCĐ hữu hình Kết cấu chung của tài khoản:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng tài sản và điểu chỉnh tăng nguyên giá.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm và điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ HH hiện có ở doanh nghiệp Tài khoản 211 được mở các tài khoản cấp 2 sau:
- TK 2111- Nhà cửa, vật kiển trúc - TK 2112- Máy móc thiết bị
- TK 2113- Phương tiện vân tải, truyền dẫn - TK 2114- Thiết bị dụng cụ quản lý
- TK 2118- TSCĐ khác
Để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những trường hợp giảm hao mòn khác của TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ.
Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Bên Nợ: Hao mòn TSCĐ giảm Bên Có: Hao mòn TSCĐ tăng
Dư Có: Hao mòn TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp TK 214 có TK cấp 2 sau:
- TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình 2.3.4.6 Minh họa phần mềm kế toán
Chú ý : Cần ghi đầy đủ năm sản xuất, số lượng, mã tài khoản, tăng do mua mới,
chuyển nhượng…, ngày tăng TSCĐ, sử dụng cho bộ phận nào. Nguồn vốn tự bổ sung
Ghi rõ giá trị của TSCĐ, thời điểm tính khấu hao và số tháng cần tính khấu hao 2.3.5 Kế toán chi phí sản xuất
2.3.5.1 Nội dung và yêu cầu phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm