Về mô hình đo lường

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - NGHIÊN CỨU TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 83 - 84)

Nhờ vào đợt phỏng vấn tay đôi với 12 khách hàng cá nhân và khảo sát sơ bộ trước đó, 9 thang đo cho 9 khái niệm nghiên cứu bậc 1 đều đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt khi phân tích dữ liệu mẫu. Trong đó có 6 thang đo giúp đo lường khái niệm bậc 2: Chất lượng dịch vụ ngân hàng qua cảm nhận của khách hàng (CL); 3 thang đo còn lại đo lường các khái niệm: Sự hài lòng của khách hàng (HL), Sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng (GB) và Thiện cảm của khách hàng dành cho ngân hàng (TH).

Thang đo Chi phí (cp) không đạt giá trị hội tụ khi đóng vai trò là biến phụ thuộc đo lường cho CL, nhưng 5 thành tố còn lại đều làm tốt vai trò đo lường của mình, bao gồm khái niệm Vật chất (vc), Phong cách phục vụ (pv), Năng lực đáp ứng (dp), Tính tiện lợi (td) và Độ tin cậy (tc).

Các chỉ số phân tích EFA, CFA bậc 1 và CFA bậc 2 cho thấ về tổng quát mô hình lý thuyết đo lường (còn lại 8 thang đo, sau khi loại cp) rất phù hợp với dữ liệu thị trường thu thập được và điều đó mang ý nghĩa cụ thể sau:

Thứ nhất, đề tài đã đóng góp các thang đo phù hợp với thị trường Việt Nam khi nghiên cứu về TSTH của ngân hàng. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu cơ bản hoặc các nhà quản trị thực tiễn có thêm công cụ đo lường để tham khảo, lựa chọn

khi tiến hành khảo sát cho nghiên cứu về hoạt động tiếp thị, tâm lý hay xu hướng hành vi của khách hàng.

Thứ hai, cần lưu ý rằng thương hiệu trong ngành dịch vụ và thương hiệu của sản phẩm hữu hình có nhiều điểm khác nhau. Do đó, nên có những bước điều chỉnh, lựa chọn mô hình đo lường cho thích hợp khi đo lường Tài sản thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ. Người thực hiện nghiên cứu nên cân nhắc kỹ khi áp dụng thang đo của sản phẩm hữu hình cho ngành dịch vụ mặc dù các thang đo này đều chung một phạm trù nghiên cứu. Cụ thể, chất lượng sản phẩm hữu hình có thể được đo lường như một khái niệm bậc 1 bằng thang đo duy nhất, nhưng Chất lượng dịch vụ ngân hàng cần đo lường bằng tập hợp nhiều thang đo vì đây là khái niệm bậc 2.

Thứ ba, kinh nghiệm từ nghiên cứu này gợi ra rằng khi thiết kế các thang đo cho khái niệm bậc 2 cần thận trọng hơn. Lý do là dù các khái niệm thành phần (bậc 1) có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt nội dung nhưng cũng đều là biến tiềm ẩn nên giữa chúng luôn tồn tại một giá trị phân biệt nhất định (Hair & ctg., 2010). Điều này khiến cho thang đo khái niệm bậc 2 khó đạt giá trị hội tụ hơn so với thang đo khái niệm bậc 1.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - NGHIÊN CỨU TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)