Về mạng lƣới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 54 - 58)

Về cơ cấu và hình thức hoạt động của các cơ sở bán thuốc:

- Tổng số CSBL là 821 cơ sở, trong đó:

+ Loại hình Nhà thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,28% so với tổng số CSBL trong toàn tỉnh, thấp hơn tỷ lệ trung bình của loại hình Nhà thuốc của 52 tỉnh/ thành thống kê đƣợc tại Phụ lục 2 xấp xỉ 15%.

+ Số lƣợng các QT có 238 cơ sở (28,99%). Số lƣợng quầy thuốc tăng hàng năm vì trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có Trƣờng Trung học Dƣợc- Bộ Y tế (nay là trƣờng Cao đẳng Dƣợc). Hơn nữa hiện nay do lộ trình GPP đƣợc đặt ra và việc co hẹp phạm vi hoạt động đối với đại lý nên nhiều DSTH trƣớc đây đăng ký loại hình Đại lý, nay chuyển sang đăng ký loại hình Quầy thuốc để thực hiện theo lộ trình GPP.

- Các loại hình Đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp 209 cơ sở chiếm 25,46%, chỉ thấp hơn số lƣợng Quầy thuốc 29 cơ sở. Số lƣợng Dƣợc tá trên địa bàn tỉnh tƣơng đối nhiều do quá trình đào tạo của 2 trƣờng: Trƣờng trung cấp y tế tỉnh và Trƣờng Trung học dƣợc- Bộ Y tế những năm từ 2000 đến năm 2007. Tuy nhiên hiện nay số lƣợng Đại lý hạn chế mở mới bởi Thông tƣ 43/2010/TT-BYT có quy định ‘Đối với xã, thị trấn đã có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2000 dân thì không tiếp tục mở mới đại lý bán thuốc của doanh nghiệp’‘Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp đang hoạt động tại phường của quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được tiếp tục hoạt động đến hết 31/12/2011, nếu tại địa bàn đó chưa có đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 2000 dân’. Trong tƣơng lai khi số lƣợng Quầy thuốc mở mới tăng lên và đủ chỉ tiêu này, các Đại lý sẽ lại co hẹp lại để nhƣờng chỗ cho Quầy thuốc hoặc Nhà thuốc. Do đó, các Đại lý muốn tiếp tục đƣợc hoạt động sẽ phải

45

chuyển đổi loại hình hành nghề sang Quầy thuốc hoặc Nhà thuốc bằng cách hợp tác hoặc đi học lên Dƣợc sỹ trung học hoặc Dƣợc sỹ đại học. Hơn nữa, không có lộ trình thực hiện GPP cho loại hình Đại lý. Phạm vi hoạt động của Đại lý bị hạn chế chỉ bán thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu (trừ các thuốc kê đơn, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất).

- Theo báo cáo của 52 tỉnh/ thành vẫn còn 1.888 trạm y tế chƣa có triển khai tủ thuốc. Đối với tỉnh Hải Dƣơng, mỗi TYT xã/phƣờng đếu triển khai tủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu cho nhân dân trong xã (là một trong những tiêu chí trong chuẩn quốc gia về y tế xã). Mặc dù định biên cán bộ ở xã không tăng nhƣng do sự chỉ đạo và quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế Hải Dƣơng nên tại các Trạm Y tế, y tá hoặc nữ hộ sinh đã đƣợc qua các lớp đào tạo dƣợc tá để tham gia phụ trách tủ thuốc của Trạm Y tế.

Về sự phân bố mạng lƣới bán lẻ thuốc:

Về cơ bản đáp ứng phục vụ thuận tiện nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Với 821 CSBL đƣợc phân bố rộng khắp trên 12 huyện/thị xã/thành phố, có các chỉ tiêu màng lƣới bán thuốc: Số dân bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ (P = 2.187) cơ bản đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế với chỉ tiêu 2000 dân/ 1 CSBL thuốc; Diện tích bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ (sbq = 2,17); Bán kính bình quân 1 điểm bán thuốc (Rbq = 0,82). Với hệ thống mạng lƣới bán lẻ, các chỉ tiêu màng lƣới nhƣ trên về cơ bản đảm bảo tốt công tác cung ứng thuốc cho nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên sự phân bố của mạng lƣới bán lẻ thuốc còn chƣa đồng đều về số lƣợng và chất lƣợng. TPHD là trung tâm kinh tế, thƣơng mại, văn hóa của tỉnh, có số lƣợng cơ sở bán lẻ cao nhất: 145/821CSBL. Là địa bàn có các chỉ tiêu mạng lƣới bán thuốc nhỏ nhất: P = 1.529, sbq = 0,49, Rbq = 0,39 là do tập trung nhiều Nhà thuốc tƣ nhân, Quầy thuốc của Chi nhánh thành phố. Điều này cũng hợp lý vì Thành phố Hải Dƣơng là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến tỉnh (Đa khoa tỉnh, Lao & bệnh phổi, Bệnh viện YHCT, Bệnh viên Nhi, Bệnh viện tƣ nhân Hòa Bình, Bệnh

46

viện đa khoa Thành phố, Bệnh viện Mắt và da liễu) và các phòng khám đa khoa, chuyên khoa với tổng số 1500 gƣờng bệnh.

Các huyện có số lƣợng CSBL thấp và các chỉ tiêu màng lƣới bán thuốc phục vụ cao là Bình Giang (47 CSBL, có P = 2,267), Cẩm Giàng (57 CSBL, có P = 2,299), đây là 2 huyện nằm trên trục đƣờng 5A và gần TPHD do vậy trong những năm qua sự gia tăng các CSBL thuốc không nhiều.

Về phƣơng thức hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc:

Theo quy định của pháp luật về dƣợc, bên cạnh những CSBL thuốc do những ngƣời đã nghỉ hƣu hoặc không công tác trong các đơn vị y tế phụ trách thì những dƣợc sĩ hiện đang công tác trong các cơ quan, đơn vị cũng đƣợc phép đăng ký hành nghề với hình thức ngoài giờ, tập trung chủ yếu ở các nhà thuốc. Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có nhiều DSĐH công tác tại các trƣờng Y, Dƣợc (Trƣờng Đại học kỹ thuật Y tế, trƣờng Cao đẳng dƣợc trung ƣơng), Bệnh viện 7- quân khu 3 và các đơn vị hành chính sự nghiệp y tế (năm 2011 có 45 ngƣời, năm 2012 có 45 ngƣời, năm 2013 có 55 ngƣời). Đây là lực lƣợng tham gia đăng ký mở nhà thuốc ngoài giờ, do vậy nhà thuốc ngoài giờ chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 53,21%.

Về TĐCM ngƣời bán thuốc:

Theo quy định của Luật dƣợc, mỗi cơ sở kinh doanh về dƣợc phải có ngƣời phụ trách chuyên môn (đã đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề dƣợc phù hợp TĐCM và hình thức tổ chức kinh doanh). Mỗi cá nhân chỉ đƣợc cấp một chứng chỉ hành nghề dƣợc và chỉ đƣợc phụ trách chuyên môn của một hình thức tổ chức kinh doanh thuốc.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy TĐCM của những ngƣời làm nhiệm vụ bán lẻ thuốc còn thấp:

Chủ yếu là Dƣợc tá bán thuốc tại các đại lý tuyến huyện, xã và tủ thuốc tại trạm y tế xã/phƣờng 385 cơ sở chiếm 46,9%. Với TĐCM là Dƣợc tá thì

47

việc tƣ vấn, hƣớng dẫn sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh và nhân dân chắc chắn rất hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả, tính an toàn, hợp lý trong sử dụng thuốc.

DSTH bán thuốc 327 cơ sở chiếm 39,8%. Đội ngũ DSTH bán thuốc sẽ tăng vào những năm tiếp theo vì hiện tại nhiều dƣợc tá đang học DSTH hoặc mới tốt nghiệp DSTH nhƣng đến nay chƣa đủ 2 năm thực hành do vậy chƣa làm ngƣời phụ trách chuyên môn của các cớ sở hành nghề.

Hàng năm số lƣợng DSĐH về công tác tại tỉnh Hải Dƣơng rất hạn chế, mặt khác số lƣợng DSTH liên thông lên đại học cũng không nhiều do vậy tỷ lệ DSĐH phụ trách chuyên môn các cơ sở bán lẻ sẽ chƣa tăng trong một vài năm tới. Theo chƣơng trình phối hợp đào tạo của trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội và Trƣờng Cao đẳng Dƣợc trung ƣơng Hải Dƣơng với UBND tỉnh và Sở Y tế Hải Dƣơng, hiện có khoảng 50 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ liên thông từ DSTH lên DSĐH cho tỉnh Hải Dƣơng, đây là điều kiện để bổ sung đội ngũ DSĐH cho hoạt động về Dƣợc trên địa bàn tỉnh. T

Đội ngũ ngƣời giúp việc các nhà thuốc cũng chủ yếu là Dƣợc tá 57,8%, tuy nhiên ngƣời giúp việc là DSTH sẽ tăng vào những năm tiếp theo vì: Các trƣờng Cao đẳng, trung cấp Y, dƣợc hiện nay hạn chế đào đạo Dƣợc tá, đang tập trung tuyển sinh đào tạo DSTH, Dƣợc sĩ cao đẳng chính quy và đào tạo DSTH hệ vừa học vừa làm cho đội ngũ Dƣợc tá.

* Về kết quả triển khai thực hiện GPP:

Theo lộ trình thực hiện GPP quy định tại Quyết định số 11/2007/QĐ- BYT, ngày 24/1/2007 của Bộ Y tế (nay là Thông tƣ 46/2011/TT-BYT), từ ngày 01/01/2009 các nhà thuốc thành lập mới tại phƣờng nội thị các tỉnh, thành phố phải đạt GPP. Sở Y tế đã tổ chức phổ biến hƣớng dẫn các CSBL triển khai áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn GPP.

Qua nghiên cứu cho thấy :

+ Nhà thuốc: Tính đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 98 Nhà thuốc đạt GPP, chiếm tỷ lệ cao 89,9%.

48

+ Quầy thuốc: Tính đến hết năm 2013 có 103/238 Quầy thuốc đạt GPP chiếm 43,3% tổng số Quầy thuốc. Vẫn còn 56,7% Quầy thuốc chƣa đạt GPP, theo quy định chỉ đƣợc bán thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn trừ các thuốc hƣớng tâm thần, gây nghiện và tiền chất. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các cơ sở bán lẻ thuốc chƣa đạt GPP này đều không thực hiện nghiêm túc quy định này.

Trong khu vực 6 tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, Hải Dƣơng là tỉnh thực hiện lộ trình GPP đứng thứ 5. Chỉ trên 1 tỉnh là Ninh Bình. 100 100 100 89.9 77.5 100 81.8 57.8 78.3 43.3 0 49.2 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Quảng Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam Định Hà Nam Hải Dương Ninh Bình Hưng Yên

Quầy thuốc GPP Nhà thuốc GPP

Hình 4.1. Tỷ lệ CSBL đạt GPP của một số tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ tính đến 31/12/2013

Việc kéo dài lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP là tồn tại chung ở nhiều tỉnh, đó là thách thức đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế trên địa bàn tỉnh phải chỉ đạo rất khẩn trƣơng, quyết liệt.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 54 - 58)