Trên địa bàn huyện có ngành nơng - lâm - thủy sản, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cụ thể như sau:
- Ngành nông nghiệp: Giá trị tăng nơng nghiệp (giá CĐ) của huyện tăng bình quân 5,0%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010. Nông - lâm - thủy sản huyện Hưng Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng trung bình so với tỉnh Nghệ An và so với các huyện trong tỉnh (đứng thứ 10 trong toàn tỉnh). Năm 2012 giá trị gia tăng nông nghiệp đạt 443.985 triệu đồng (giá hiện hành) tăng gấp 1,3 lần so với năm 2011.
- Ngành lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hưng Nguyên 2.447,9 ha (chiếm 15,1% đất tự nhiên). Trong 5 năm 2005 -2010, huyện đã trồng mới 291 ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ 1.187 ha, năm 2011 trồng được 50 ha, đến năm 2012 trồng thêm được 40 ha và kế hoạch năm 2013 trồng 55 ha. Trong đó có 115.000 cây phân tán, 10.500 cây ăn quả, 210.000 cây giống thông, keo, bạch đàn.
- Ngành thủy sản: Nhìn chung, việc phát triển diện tích và trang trại ni trồng thủy sản đạt được kết quả tương đối tốt cho nên sản lượng và giá trị tăng lên đáng kể. Năng suất lao động của ngành thủy sản (trung bình từ 23 triệu đến 25 triệu đồng/ha) cao hơn hẳn so với ngành trồng trọt (cao hơn khoảng 7 triệu đồng/ha canh tác), có những cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha. Điều này rất có lợi cho việc phát triển kinh tế huyện trong việc chuyển dịch
cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp và công tác xóa đói giảm nghèo trong khu vực nông thôn.
- Công nghiệp- xây dựng: là ngành phát triển với nhịp độ cao, nhiều cơng trình được xây dựng làm cho tỷ trọng cơng nghiệp tăng nhanh. Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau mang tính hiệu quả rõ rệt. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư bao gồm đường bộ, các nhà máy sản xuất hoặc chế biến đã làm tỷ trọng cơng nghiệp, xây dựng có bước đột phá quan trọng.
Giá trị sản xuất CN- XD (GO) trên địa bàn huyện năm 2012 (giá cố định năm 2010) là 277.693 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2013 là 14,3%/năm, riêng năm 2012 tăng 19,7%.
Đối với công nghiệp vật liệu xây dựng, là huyện có nhiều lợi thế về nguồn tài nguyên là đá, cát, sỏi... ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyện cũng tăng nhanh, phục vụ tốt nhu cầu xã hội.