- Chi các hội đoàn thể 2.080 3.180 152 2.872 3.256 113 3.382 4.508
b. Chấp hành NSNN
Chấp hành NSNN là q trình sử dụng tổng hồ các biện pháp kinh tế, tài chính và biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NSNN trở thành hiện thực. Chấp hành NSNN một cách đúng đắn là tiền đề quan trọng đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Từ đó làm cho kinh tế địa phương tăng trưởng và phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Chỉ có chấp hành ngân sách theo đúng luật NSNN quy định mới có khả năng kiểm tra tính đúng đắn, hiện thực của các chỉ tiêu trong dự toán NSNN.
- Phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách. Việc kiểm tra, thanh tra là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý ngân sách, được coi là một trong những yếu tố huy động nguồn vốn của nhà nước và quản lý sử dụng chặt chẽ nguồn vốn đó.
c. Kế tốn và quyết tốn NSNN
Kế tốn và quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSNN, phản ánh tình hình chấp hành NSNN hàng năm. Để cơng tác quyết tốn NSNN được thống nhất, kịp thời và chính xác cần phải thực hiện:
- Quyết toán phải tuân theo nguyên tắc về nội dung chuyên môn của cơng tác quyết tốn do Bộ Tài chính ban hành như hệ thống mẫu biểu, hướng dẫn khoá sổ sách cuối năm....
- Trong quá trình kiểm tra xét duyệt quyết toán thu chi ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản thu không đúng quy định pháp luật phải hoàn trả người nộp, các khoản phải thu nhưng chưa thu được phải truy thu cho NSNN. Các khoản chi không đúng quy định được thu hồi cho NSNN.
- Việc quyết toán NSNN phải được thực hiện từ các đơn vị cơ sở, số quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ánh đúng mục lục ngân sách và trong dự toán năm được duyệt. Kiên quyết xuất
toán những khoản chi khơng đúng chế độ, chi sai mục đích nhằm thu hồi vốn cho NSNN.
-Trong cơng tác quyết tốn phải có thuyết minh chi tiết phân tích ngun nhân tăng giảm các khoản thu và các lĩnh vực chi của ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách chế độ,... làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng dự tốn những năm tiếp theo.
- Khơng ngừng bồi dưỡng và nâng cao khả năng chuyên môn của người làm cơng tác quyết tốn NSNN ở các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
4.2.3. Đổi mới công tác quản lý thu NSNN và chi NSNN
a. Đổi mới công tác quản lý thu NSNN
- Tiếp tục công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách đến các cơ quan đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư để mọi tổ chức, công dân hiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
- Tăng cường công tác quản lý, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN mà trước hết là các khoản thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể nhà nước và các thành phần kinh tế trong xã hội thơng qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là địn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội.
- Đổi mới hoạt động thu NSNN, chú trọng xây dựng nguồn thu mới, lâu dài, vững chắc kết hợp với khai thác tốt các nguồn thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên của từng vùng trong địa bàn huyện và tiềm năng của từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho NSNN. Cụ thể:
+ Trong lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng: Đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng một mặt tăng cường giao lưu kinh tế giữa
các vùng. Quy hoạch tổng thể xây dựng khu công nghiệp vừa và nhỏ tập trung ở những nơi có mặt bằng rộng, dân cư thưa tạo mơi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Cụ thể thực hiện tại các xã: Hưng Tây, Hưng Đạo, Hưng Thông và Thị trấn Hưng Nguyên.
+ Trong lĩnh vực thương mại, du lịch: Đầu tư xây dựng và mở rộng các di tích lịch sử để đón khách du lịch như: Khu di tích cố tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tĩnh, Đền ơng Hồng Mười,...
+ Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: Đầu tư phát triển một số làng nghề để sản xuất hàng xuất khẩu, mỹ nghệ.
- Nâng cao vai trị quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời, đúng đối tượng, quản lý và bao quát các nguồn thu, chống thất thu phát sinh trên địa bàn.
- Tăng cường phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý tổ chức thu thuế, nhất là sự phối hợp giữa Hội đồng tư vấn thuế và UBND các xã.
- Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy thu thuế, trong đó chú ý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ thuế.
b. Đổi mới công tác quản lý chi NSNN
Trước hết cần thực hiện nghiêm chế độ, định mức, tiêu chuẩn và dự toán. Khơng được chi cho việc khác ngồi dự toán được duyệt, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm của Đảng và nhà nước trong mọi việc chi tiêu.
Đối với chi đầu tư phát triển: Phải căn cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn được
giao để bố trí chi. Chi phải đảm bảo đúng các cơng trình, hạng mục đã được duyệt, không tự ý điều chỉnh cho các hạng mục cơng trình khác. Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện là cơ quan kiểm tra rà soát các danh mục cơng trình,
nếu cơng trình khơng có khả năng hồn thành phải có phương án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình trạng để ứ đọng vốn.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu của Huyện trước mắt phải ưu tiên phân bổ chi cho xây dựng Nơng thơn mới, chi đối ứng các chương trình mục tiêu của Tỉnh, Trung ương.
Việc thẩm định quyết toán các dự án đầu tư XDCB hoàn thành từ nguồn vốn XDCB tập trung hay nguồn vốn sự nghiệp địa phương phải được thực hiện đúng theo quy định Nhà nước tại nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ. Kiên quyết xuất tốn các khoản chi khơng đúng quy định các khoản chi phát sinh ngồi dự tốn thiết kế được duyệt, tránh thất thoát trong quản lý chi XDCB.
Chú trọng chi đầu tư phát triển nơng nghiệp nơng thơn, trong đó chú ý đầu tư xây dựng, sửa chữa và bê tơng hố các cơng trình thuỷ lợi, kênh mương nội đồng, hệ thống đê, kè, cống phục vụ nông nghiệp.
Đối với chi thường xuyên: Cấp phát ưu tiên theo thứ tự trước hết phải
đảm bảo chi lương và các khoản có tính chất lương. Quản lý cấp phát phải đúng nội dung cơng việc, theo tiến độ hồn thành có lưu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi như chống lụt bão, phục vụ đắp đê, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi...
Mọi khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ 3 điều kiện: - Đã có trong dự tốn ngân sách được duyệt.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền phê chuẩn chi.
Thường xuyên kiểm tra việc chi tiêu theo mục đích, nội dung cơng việc của các đơn vị thụ hưởng ngân sách để tránh tình trạng chi sai mục đích như
cấp kinh phí để mua sắm tài sản lại dùng để đi thăm quan, du lịch..., hay việc tự ý bố trí chi trước rồi mới dự tốn kinh phí sau gây khó khăn trong cơng tác quản lý chi ngân sách.
Đối với các khoản chi phát sinh ngồi dự tốn cần phải được xem xét kỹ, nếu thấy cần thiết phải chi thì phải tính đến nguồn đảm bảo hoặc phải cắt giảm các khoản khác tương ứng, tránh tình trạng duyệt phát sinh tuỳ tiện khơng tính đến nguồn đảm bảo.
c. Đổi mới việc tổ chức huy động đa dạng các nguồn lực tài chính
+ Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân cư, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế:
- Trong điều kiện đầu tư từ NSNN có hạn, việc thực hiện chính sách huy động các nguồn lực từ dân, từ các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước là cần thiết, là đúng với tinh thần chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.