- Tập trung khai thác các nguồn thu như: Huy động sức dân; đóng góp tự
4.2.4. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân sách xã, phƣờng, thị trấn
Theo Luật NSNN, ngân sách xã là một cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất. Mọi hoạt động thu chi NSNN phát sinh tại xã, cho đến nay vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào NSNN. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán ngân sách nhưng trong thực tế nhiều khoản thu chi khơng hạch tốn vào sổ sách kế toán, theo dõi như một cuốn "sổ chợ". Cán bộ kế toán ngân sách xã yếu về trình độ, thường xun thay đổi nên thực sự khó khăn để tiếp thu chế độ chính sách và thực hiện cơng tác kế tốn ngân sách xã theo đúng Luật.
Huyện Hưng Nguyên có 23 xã, thị trấn, trong đó có nhiều xã nguồn thu tại xã rất nhỏ, không đáp ứng nhu cầu chi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, hầu hết các xã đều phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Do đó phải có sự quan tâm đúng mức của ngân sách cấp trên thông qua cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng nguồn thu lâu dài cho ngân sách xã. Phải căn cứ vào tình hình thực tế mà tổ chức các hình thức và biện pháp thu thích hợp, hiệu quả. Trong chi tiêu trước hết phải đảm bảo chi đúng chế độ, kịp thời các khoản lương và sinh hoạt phí của cán bộ xã, các khoản nghiệp vụ phí rồi mới mua sắm, sửa chữa...
Đổi mới công tác quản lý ngân sách xã phải từ ngay nhận thức của cán bộ chính quyền cấp xã trong việc quản lý và điều hành ngân sách xã. Phải tơn trọng dự tốn được phê chuẩn, mọi khoản chi phải đảm bảo đủ điều kiện chi theo quy định.
Phải tổ chức thực hiện cơng khai dự tốn ngân sách, cơng khai các khoản chi tiêu và quyết toán ngân sách xã để tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của HĐND xã, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã, đảm bảo quản lý, sử dụng ngân sách xã chặt chẽ, hiệu quả.