Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ nuôi và con nuôi

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 41)

Khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập một cách hợp pháp thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đủ các quyền và nghĩa vụ nhân thân như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN & GĐ năm 2014, cụ thể:

2.1.1.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ nuôi đối với con nuôi

Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi được thực hiện đầy đủ như quan hệ cha mẹ và con đẻ, điều này thể hiện sâu sắc mục đích của việc

nuôi con nuôi là “bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” [31]. Cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con như:

- Quyền yêu cầu thay đổi họ, tên của con nuôi

Họ tên của một người là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời, được xác định trên Giấy khai sinh và chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Đây cũng là quyền nhân thân quan trọng của người con nuôi. Quyền yêu cầu thay đổi họ, tên của con nuôi xác định mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, được pháp luật công nhận [29, Điều 27, khoản 1, điểm b].

Tại khoản 2 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi quy định: “Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó” [31, Điều 24, khoản 2].Việc thay đổi họ, tên của con nuôi được quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP tại khoản 1 Điều 36 như sau: thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của BLDS [10], cụ thể:

+ Về thẩm quyền: UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người dưới 14 tuổi. UBND cấp huyện nơi đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.

+ Thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên được sửa đổi theo khoản 10 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP. Trong đó việc thay đổi họ, tên cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của đứa trẻ. Quy định

này của pháp luật là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ khi con đã đi làm con nuôi của một gia đình khác, điều căn bản dễ nhận diện nhất là họ của đứa trẻ phải giống với họ của người nhận nuôi - nhất là người cha nuôi. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều nhất quán quan điểm con sẽ lấy họ của cha trong phần họ tên của mình. Đứa trẻ dù không được người cha, mẹ đó không trực tiếp sinh ra nhưng quan hệ cha mẹ và con đã được pháp luật công nhận là hợp pháp, được pháp luật bảo đảm thực hiện nên đứa trẻ không có gì khác con đẻ của người nhận nuôi. Vì lẽ đó, họ và tên của đứa trẻ được thay đổi theo họ của người cha nuôi hoặc mẹ nuôi để hợp pháp hóa quan hệ cha mẹ và con, tuy nhiên phải được sự đồng ý của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên, trên tinh thần tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của đứa trẻ.

- Quyền xác định dân tộc của con nuôi

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 BLDS năm 2005 thì cá nhân sinh ra được xác định dân tộc theo theo dân tộc của cha, mẹ đẻ [29]. Về nguyên tắc, dân tộc của con nuôi được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ đẻ. Trong trường hợp không xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của người con nuôi, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi; nếu cha nuôi, mẹ nuôi thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc của mẹ nuôi theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ nuôi.

Theo khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi; nếu cha, mẹ nuôi thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo tập quán hoặc

theo thoả thuận của cha, mẹ nuôi [31]. Pháp luật quy định việc xác định dân tộc con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi theo dân tộc của cha mẹ nuôi là điều hoàn toàn hợp lý, căn cứ trên cơ sở thực tiễn xác lập quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi. Khi đứa trẻ bị bỏ rơi thì không thể xác định được cha, mẹ đẻ của đứa trẻ nên không thể xác định được dân tộc của trẻ theo huyết thống của cha, mẹ đẻ. Do đó, việc pháp luật quy định đứa trẻ bị bỏ rơi khi được nhận làm con nuôi được mang dân tộc của cha mẹ nuôi hoặc được lựa chọn dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi nếu cha mẹ nuôi thuộc hai dân tộc khác nhau, để xác định những lợi ích chính đáng, hợp pháp của con nuôi đang và sẽ được hưởng khi mang trong mình dân tộc đó. Tuy nhiên, người con nuôi chỉ được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi khi đó là trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp người con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ thì dân tộc của con nuôi được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ mà không được thay đổi dân tộc theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi, điều này không phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa cha mẹ đẻ - cha mẹ nuôi về việc thay đổi dân tộc của con nuôi.

- Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ nuôi đối với con nuôi

+ Cha mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của con nuôi, tôn trọng ý kiến của con nuôi, chăm lo việc học tập, giáo dục để con nuôi phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo gia đình, công dân có ích cho xã hội theo khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2000 [30]. Cha mẹ nuôi còn có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi chưa thành niên hoặc con nuôi đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

nuôi và con đẻ, không được ngược đãi hành hạ xúc phạm con nuôi; không được lạm dụng sức lao động của con nuôi chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con nuôi làm những việc trái pháp luật và trái với đạo đức xã hội [30, Điều 34; khoản 2].

+ Cha mẹ nuôi hướng dẫn con nuôi chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề, tham gia hoạt động xã hội của con nuôi;

+ Cha mẹ nuôi là người đại diện theo pháp luật cho con nuôi chưa thành niên, con nuôi đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con nuôi có người khác làm giám hộ có người khác đại diện theo pháp luật. Quy định này đã được cụ thể hóa hơn tại Điều 73 Luật HN&GĐ năm 2014. Cha mẹ nuôi còn có quyền tự mình thực hiện các giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con nuôi chưa thành niên, con nuôi đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con nuôi không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con nuôi thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ nuôi còn phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con nuôi;

+ Cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ giám hộ cho con nuôi chưa thành niên, con nuôi đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp cha mẹ nuôi cùng giám hộ cho con nuôi đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì họ đều phải thực quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Cha nuôi, mẹ nuôi sẽ thỏa thuận với nhau về việc đại diện theo pháp luật cho con nuôi trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của con nuôi [30, Điều 80]. Trong trường hợp cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ có thể cử người khác giám hộ cho con;

cha mẹ và người giám hộ thỏa thuận về việc người giám hộ thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc giám hộ [30, Điều 81];

Tuy nhiên, theo Luật HN&GĐ năm 2014 thì việc giám hộ được quy định rất ngắn gọn tại khoản 3 Điều 69 về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau: “Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự” [32]. Như vậy, Luật HN&GĐ mới đã có quy định tiến bộ về việc giám hộ cho con nuôi chưa thành niên, con nuôi thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình giám hộ cho con nuôi cũng như chấm dứt giám hộ, hệ quả pháp lý của việc chấm dứt việc giám hộ. Đây là điểm mới trong quy định của Luật HN&GĐ, giúp cho việc thực hiện giám hộ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi trong từng trường hợp nhất định được cụ thể, rõ ràng và đầy đủ căn cứ pháp lý phát sinh cũng như chấm dứt.

Ngoài ra, luật còn quy định trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con nuôi cũng có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng chung sống với mình theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi thì cha dượng, mẹ kế là đối tượng thuộc hàng ưu tiên thứ nhất trong việc lựa chọn tìm gia đình thay thế cho trẻ em và cha dượng, mẹ kế chỉ có thể nhận con riêng của vợ (chồng) mình làm con nuôi nếu người con đó chưa đủ 18 tuổi [31]. Quy định này được cụ thể hóa tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP về thẩm quyền và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước và Điều 79 Luật HN&GĐ năm 2014. Quy định mới này của Luật HN&GĐ năm 2014 không những đáp ứng được nhu cầu muốn xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa những người sống trong cùng gia đình nhưng khác huyết thống, mà còn tạo cơ sở vững chắc cho việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em khi biết rõ được hoàn cảnh, tình hình sức khỏe, tài chính của đối tượng nhận con nuôi.

2.1.1.2. Nghĩa vụ và quyền nhân thân của con nuôi đối với cha mẹ nuôi

Khi xác lập quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi thì quyền và nghĩa vụ của con nuôi được xác định như con đẻ của người nhận nuôi, cụ thể:

- Con nuôi có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ nuôi, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ nuôi, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình [30, Điều 35];

- Con nuôi có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ nuôi, quan tâm đến cha mẹ nuôi về vật chất và tinh thần, bảo đảm cho cha mẹ nuôi sống vui khỏe, đặc biệt là khi cha mẹ nuôi đã tuổi cao sức yếu. Nghiêm cấm con nuôi có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ nuôi [30, Điều 35, 36]. Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn tiếp tục phát huy tinh thần của quy định này nhưng có quy định thêm một điểm mới là: con nuôi có quyền và nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ nuôi khi cha mẹ nuôi mất năng lực hành vi dân sự [32, Điều 71, khoản 2];

- Con nuôi đã thành niên có đủ điều kiện là người giám hộ cho cha nuôi hoặc mẹ nuôi mất năng lực hành vi dân sự khi người cha nuôi hoặc mẹ nuôi đó không có vợ hoặc chồng làm người giám hộ hoặc tuy có nhưng người này không đủ điều kiện để làm người giám hộ [29, Điều 62]. Con nuôi là người giám hộ cho cha mẹ nuôi khi cha mẹ nuôi mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có người đủ điều kiện để làm người giám hộ.

Ngoài các quy định trên, Luật HN&GĐ năm 2014 có bổ sung một số quy định về quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi, cụ thể:

- Con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc [32, Điều 70, khoản 3]. Con nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi nên quy định này cũng được áp dụng đối với con nuôi.

- Con nuôi chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Con nuôi đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ nuôi, con nuôi có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. Quy định này nhằm khẳng định việc tôn trọng các quyền của con nuôi khi chung sống với gia đình cha mẹ nuôi. Cũng như con đẻ của người nhận nuôi, con nuôi hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, lao động dựa trên việc cha mẹ nuôi định hướng, giúp đỡ con trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Cha mẹ nuôi phải tôn trọng quyền tự quyết định của con nuôi nhưng không được trái với các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của con nuôi đối với cha mẹ nuôi và không trái với các quy tắc đạo đức xã hội.

2.1.1.3. Việc hạn chế quyền cha mẹ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi

Cơ sở của việc hạn chế quyền cha mẹ đối với con là nhằm bảo vệ trẻ em trong trường hợp cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em. Theo quy định của pháp luật, Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em nếu cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Theo Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2000, khi cha mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)