Nghĩa của việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)

- Việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi là quá trình hình thành nên quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. Do vậy, pháp luật phải quy định đầy đủ, cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể để quan hệ nuôi con nuôi được thực hiện hiệu quả trên thực tế, tránh xảy ra những tranh chấp hoặc những vướng mắc trong quá trình thực hiện quan hệ nuôi con nuôi. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi, các bên chủ thể xảy ra tranh chấp hoặc có các hành vi vi phạm nguyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định thì cần áp dụng các chế tài xử lý để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên chủ thể, đặc biệt là quyền và lợi ích của người con nuôi.

Mặc dù pháp luật quy định khá chi tiết và cụ thể về quan hệ nuôi con nuôi nhưng việc thực hiện nuôi con nuôi trên thực tế là không dễ dàng. Vì vậy, trong quan hệ nuôi con nuôi, đòi hỏi các bên chủ thể, nhất là người nhận con nuôi cần cố gắng để tạo được sự hòa nhập, không khí vui vẻ, ấm áp, tạo được niềm tin cho mối quan hệ cha mẹ và con lâu bền, vững chắc. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có những biện pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi được thực hiện trên thực tế.

Việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi đảm bảo tốt các nguyên tắc của việc nuôi con nuôi, như đảm bảo được việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn đời sống; bảo đảm được quyền và lợi ích của con nuôi được thực thi đúng với quy định của pháp luật; giúp trẻ em không có gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng có mái ấm gia đình được pháp luật công nhận và

bảo vệ. Việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi còn tác động đến tâm lý, thể chất của con nuôi, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách, nhân cách cho đứa trẻ.

- Việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi còn phản ánh tình trạng thực hiện các quy định của pháp luật nuôi con nuôi trên thực tế. Qua thực tế thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi, nhà làm luật sẽ có cái nhìn chính xác hơn về các quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. Những quy định nào làm hạn chế quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, cũng như những quy định còn thiếu trong việc điều chỉnh mối quan hệ này sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh, từ đó các nhà làm luật sẽ có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời, hợp lý để việc thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi trên thực tế được hoàn thiện, đáp ứng được mục đích xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi.

Chương 2

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI – CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi phát sinh trên cơ sở sự kiện nhận nuôi con nuôi được pháp luật công nhận tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc nuôi con nuôi được công nhận có giá trị pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi. Việc điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi là vấn đề rất quan trọng trong quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi hay còn gọi là hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi tồn tại kể từ khi việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – đứa trẻ được nhận nuôi được giao cho gia đình cha mẹ nuôi và tồn tại trong suốt quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi.

Về bản chất, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi tồn tại một cách lâu dài và ổn định, bền vững. Tuy nhiên, quan hệ này có thể bị chấm dứt khi quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể bị vi phạm nghiêm trọng. Những trường hợp này cần được pháp luật điều chỉnh để đảm bảo thực hiện đúng đắn quyền và nghĩa vụ của các bên, trên tinh thần bảo vệ quyền lợi cho trẻ em được nhận nuôi.

Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi luôn tồn tại mối quan hệ giữa ba bên chủ thể là cha mẹ đẻ - cha mẹ nuôi – con nuôi. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã có sự điều chỉnh rõ ràng và minh bạch hơn về mối quan hệ ba bên này so với chế định nuôi con nuôi trong chương VIII Luật HN&GĐ năm

2000. Mối quan hệ ba bên chủ thể này về bản chất là không tách rời nhau, có sự ảnh hưởng và tác động qua lại, hỗ trợ nhau hoặc chế ước lẫn nhau. Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi cần phải phân tích cả quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi, qua đó thể hiện quan hệ giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ. Đồng thời theo Luật Nuôi con nuôi, quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng được luật điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)