Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 (Trang 55 - 57)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

3.1.2.Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Thường vụ thành ủy, UBND thành phố được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, động viên sức mạnh toàn dân, chỉ đạo các phòng ngành, các phường, xã trong thành phố nhằm huy động tối đa nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp, biện pháp với phương châm chỉ đạo là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh

tế gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng một cách hiệu quả, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng duy trì ở tốc độ khá cao, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh. Lĩnh vực thương mại du lịch có bước phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu chuyển dịch theo hướng thị trường; thu ngân sách trên địa bàn đạt cao. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng được triển khai tích cực, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và cho các dự án đầu tư, thu hút vốn đầu tư trên địa bàn đạt kết quả cao. Chất lượng các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá - xã hội tiếp tục được nâng cao; Công tác quản lý khoa học công nghệ được đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai và tuyển chọn đơn vị, cá nhân thực hiện đề tài, dự án; các chính sách xã hội được thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, công tác giải quyết việc làm đạt kết quả khá; đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt; tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhờ vậy, đã tạo ra thế và lực mới cho thành phố vượt qua thử thách, từng bước vươn lên đạt được thành tựu quan trọng về nhiều mặt, tạo tiền đề cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong những năm tới.

- Tỉnh và Thành phố Vĩnh Yên đã có những cơ chế, chính sách thuận lợi, thông thoáng trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời Tỉnh có những ưu tiên đầu tư cho Vĩnh Yên phát triển một số lĩnh vực, nhất là phát triển các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố đã có nhiều đổi mới trong phương thức lãnh đạo điều hành, bám sát mục tiêu nhiệm vụ để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Các cấp, các ngành nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn cùng với sự vào cuộc của các thành phần kinh tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

- Đóng góp lớn của công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp, khuyến công. Đến nay, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp qua

đào tạo đạt 60%, trong đó có 35% được đào tạo chính quy.

- Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố được tăng cường, ngày càng thể hiện được rõ vai trò của mình đối với phát triển công nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND thành phố, đã đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và triển khai các quy hoạch ngành. Công tác khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn có tiến bộ, triển khai nhiều chương trình, dự án có hiệu quả.

- Khu công nghiệp Khai Quang đã được lập quy hoạch với diện tích 262 ha, được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký phủ kín 79% diện tích.

- Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, Thành phố đã tập trung phát triển các cụm kinh tế nằm rải rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Bước đầu đã hình thành điểm công nghiệp Tích Sơn với diện tích quy hoạch 3,73 ha, hướng sản xuất là: cơ khí, lắp ráp, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 (Trang 55 - 57)