I TBMM N2 lán □
3.5.3. Đánh giá các tương tác thuốc bất lợi thường gặp trong kê đơn điều trị TBMMN
3.5.3. Đánh giá các tương tác thuốc bất lợi thường gặp trong kê đơn điều trị TBMMN TBMMN
Sử dụng phần mềm MIMS cho thấy tương tác thuốc là hiện tượng phổ biến tại khoa cấp cứu (68.3%), trong khi khoa thần kinh tỷ lệ bệnh án có tương tác chỉ chiếm
31.7%. Tương tác gặp cả trong giai đoạn cấp cứu và điều trị. 5 cặp tương tác được MIMS cảnh báo là nguy hiểm khi phối hợp, trong đó có 2 cặp là tương tác giữa thuốc ức chế men chuyển với KC1 bao gồm: Enalapril-KCl và Perindopril-KCl, đều gây tăng Kali máu do thuốc ức chế men chuyển ức chế enzym chuyển hoá Angiotensin I thành Angiotensin II, là chất gây giãn mạch và tăng tiết aldosteron, nên làm giảm nồng độ aldosteron làm tăng Kali máu. Hướng xử lý đưa ra là tránh phối hợp hoặc theo dõi nồng độ Kali máu thường xuyên. Trên thực tế, các bệnh nhân nặng điều trị trong cả 2 khoa đều được theo dõi điện giải hàng ngày. 3 cặp tương tác là giữa 2 nhóm kháng sinh Cephalosporin và nhóm Aminosid, bao gồm tương tác: Cefepim-Tobramycin, Cefepim- Amikacin, Ceftazidim-Tobramycin, Ceftazidim-Amikacin. Hậu quả khi phối hợp là làm tăng độc tính trên thận. Hướng xử trí là theo dõi chức năng thận thường xuyên, điều chỉnh liều của cả 2 thuốc trên bệnh nhân suy thận. Nhưng nhiều tài liệu cho rằng đây là một phối hợp hiệu quả và tác hại của nó khơng đáng kể.
MIMS xếp 2 cặp tương tác của Enoxaparin- Cefoperazone và Enoxaparin- Aspirin được xếp vào phân nhóm 3, Enoxaparin là một heparin trọng lượng phân tử thấp tuy có tác dụng chống đơng yếu nhưng vẫn được xếp vào nhóm thuốc chống đơng Heparin, do vậy vẫn có tương tác như Heparin. MIMS đưa ra cặp tương tác Enoxaparin- Aspirin thông qua việc xét hậu quả tăng nguy cơ chảy máu khi phối hợp một thuốc chống đông và một thuốc chống kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên trong mẫu nghiên cứu, 2 thuốc đều được dùng liều thấp (aspirin lOOmg/ngày và Enoxaparin 40mg/ngày) và được theo dõi xét nghiệm đông máu thường xuyên. Theo MIMS, các kháng sinh Cephalosporin có nhân tetrazole có cấu trúc tương tự Coumarin nên có hoạt tính kháng vitamin K, khi phối hợp với một thuốc chống đông sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên mới chỉ thấy tương tác này xuất hiện khi dùng các thuốc chống đông như: wafarin, acenocoumarol với cefamandole. Một số thuốc thuộc nhóm cephalosporin làm giảm prothrombin máu khi dùng một mình như: cefoperazone, ceftriaxone, cefalothin, cefazolin. Nói chung việc sử dụng thuốc tại 2 khoa cấp cứu và thần kinh là khá an toàn.
CHƯƠNG 4