Generalexim Chì tiêu T e c h n o i m p o r t G e n e r a l e x i m

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) (Trang 73 - 78)

V. ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG X U Ấ T NHẬP K H Á U C Ủ A C Ô N G T Y TECHNOIMPORT

Generalexim Chì tiêu T e c h n o i m p o r t G e n e r a l e x i m

Chì tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu (tỷ V N Đ ) 1.280 326 324 329 415 245 443 615 836 1.366 Tài sản cô định (tỷ V N Đ ) 7,646 7,745 7,422 7,792 7,861 20,56 19,43 18,55 16,79 18,01 Năng suât sử dụng tài sản (vòng quay) 167,4 42,1 43,7 42,2 52,9 11,9 22,8 33,2 49,9 75,9

Nguôn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Technoimport và Generalexim

Cũng tương tự như đã phân tích ờ bảng hiệu suất sử dụng vốn ở trên thì chì số vê năng suất sử dụng tài sản cùa Technoimport cũng không phàn ánh được thực chát năng lực sử dụng tài sản cố định của minh. Nhưng với Generalexim thi ngược lại, với tài sản cố định cùa chính mình với mậc độ ổn định cao (luôn trong khoảng 17 đến 20 tỷ V N Đ ) thì với chi số năng suất sử dụng tài sản của mình như vậy là tăng trường đều cho đến năm 2007 là cao nhất với chỉ số là 75,9.

2.2.4. Khả năng thích ứng và đồi mới cùa doanh nghiệp

Cũng tương tự như Technoimport, Generalexim tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng kể từ khi Nhà nước áp dụng cơ chế mở cửa từ năm 1997 đến nay, Công ty luôn đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao và để đạt được sự tăng trường này công ty đã luôn đổi mới và dần dần thích nghi với cơ chế mới. N ă m 2007, Công ty đã được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu ờ Việt Nam về xuất nhập khẩu. Và đặc biệt, Công ty đã được khẳng định khi Công ty được trao giải thường Sao Vàng Đất Việt, một giải thưởng giành cho các thương hiệu xuất sắc của Việt Nam trong quá trinh hội nhập.

Còn Technoimport đã gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, nhất là sau khi Nhà nước áp dụng cơ chế mở cửa, nên hoạt động kinh doanh cùa Công ty bị sụt giảm rõ rệt.

2.2.5. Khả năng thu hút nguồn nhãn lực

Đe có được thành tích to lớn ngày hôm nay, ngoài đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty luôn luôn thu hút được những cán bộ trẻ, đầy năng lực và nhiệt huyết, họ đã đem những kiến thức mới cộng với những kinh nghiệm của những cán bộ lâu năm để dần dần đưa Generalexim lên thành một trong những doanh nghiệp hàng đầuvề xuất nhập khẩu ả Việt Nam.

Bảng 2.21: số lao động cùa Technoimport và Generalexim

2003 2004 2005 2006 2007

Technoimport (người) 214 230 220 220 214 Generalexim (người) 342 342 342 356 425

Nguồn: Bào cáo kết quả kinh doanh của Technoimport và Generalexim

Như đã phân tích trong phần chi số của Technoimport, khả năng thu hút lao động của Technoimport là không cao, việc tuyển dụng chì đề bù lấp vào những vị trí thuyên chuyển công tác hoặc nghỉ hưu. Còn đối với Generalexim thì số lao động

cũng không có sự biến chuyển lớn trong 3 năm đầu trong kỳ nghiên cứu (theo như Bàn công bố thông tin của Generalexim ngày 16 tháng 12 năm 2005), đến năm 2006 và 2007 nhân sự có phần tăng lên (356 và 425), nếu xét về năng lực thi với số lao động không phải là lớn nhưng đã tạo ra được mức doanh thu lớn và ngày càng tăng thì ta có thể hiểu rằng năng lực của số lao động trong Generalexim là rất cao, với số lao động có trinh độ đại học và trên đại học là 4 2 % (142 người), cao đẳng và trung cấp là 6% (21 người) và công nhân kỹ thuật là 5 2 % (179 người).

2.2.6. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương), Generalexim đã có một mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và rất nhiều bạn hàng ờ nước ngoài. Bước sang thời kỳ mả cửa, Generalexim đã phát huy thế mạnh của mình và mả rộng phạm v i hoạt động ra nhiều lĩnh vực và để thành công được trong những lĩnh vực mới này Generalexim đã bất tay, liên kết và hợp tác với rất nhiều đối tác khác nhau. Hiện Generalexim đang là đối tác chiến lược cùa Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK); hợp tác

chiến lược với BeeLogistic thành lập Công ty cổ phần Giãi pháp phân phôi BEEGEN và là cổ đông sáng lập Công ty cả phần Khoáng sàn Quảng Ngãi.

Còn ngược lại thi Technoimport hầu như không có sự liên doanh, liên két mờ rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác để có thê

tăng thu, tăng lợi nhuận của mình.

3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Technoimport trong hoạt

động xuất nhập khẩu

3.1. Kết quả đạt được

Tuy trong 5 năm qua hoạt động kinh doanh cùa Technoimport không có sự

tăng trường nhưng Công ty vẫn duy trì được những mụt ổn định như sau:

3.1.1. Có kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu

Nhờ kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động xuất nhập khẩu nên Technoimport vẫn duy tri được hoạt động xuất nhập khẩu cùa mình thông qua các khách hàng quen thuộc của mình như các bệnh viện, các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng,

điện lực. Đây là những doanh nghiệp vẫn tín nhiệm kinh nghiệm cùa Technoimport và uy thác cho Technoimport nhập khẩu những trang thiết bị chuyên dụng để lắp đụt cho các công trình lớn cùa mình. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều khách hàng quen

thuộc thuộc ngành hàng cao su, lâm thồ sản (cà phê, hạt tiêu v.v...) vẫn mong muốn Technoimport đứng ra thực hiện việc xuất khẩu các loại hàng hoa cùa doanh nghiệp mình.

3.1.2. Hiệu suất sử dụng vốn ổn định

Như đã phân tích ờ phàn chỉ tiêu về Hiệu suất sử dụng vốn cùa Technoimport ta thấy rằng tuy số vốn cùa Technoimport khôna phai là lớn so với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng nhờ có kinh nghiệm lảu năm nên Technoimport vẫn có thể duy tri được hiệu suất dụng vốn của mình một cách ổn định.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua những số liệu về kết quả kinh doanh đã được phân tích ta thấy rang Technoimport có một số hạn chế như sau:

3.2. ì. Khả năng mở rộng thị phần giảm sút

Với tiềm lực ban đầu về vốn, kinh nghiệm đáng nhẽ ra thi Technoimport phải là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ờ Việt Nam về xuất nhập khấu. nhưng ngược lại sau khi Việt Nam bước sang thời kỳ mở cửa thì thẩ phần của Technoimport ở trong nước giảm sút nghiêm trọng, điều này cũng xảy ra tương tự đối với thẩ phần của Công ty ờ nước ngoài. Việc thẩ phần bẩ giảm sút như vậy một phẩn là do Technoimport không chẩu thay đổi cung cách hoạt động, ỳ lại vào uy thế sẵn có cùa mình ờ thời kỳ bao cấp, quen với việc được Bộ Công thương nâng đỡ, chỉ đẩnh giao cho nhiều họp đồng nhập khẩu lớn do vậy khi bước sang thời kỳ mờ cùa thì các khách hàng cùa Technoimport đã được tự minh thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu thiết bẩ nên đã không tới với Technoimport. Một phần nguyên nhân nữa là do Technoimport không chẩu đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thẩ trường, quảng bá thương hiệu, Technoimport tuy có một trang web riêng của mình từ cuối năm 2003 nhưng đã hơn Ì năm nay trang web đó đã không còn hoạt động nữa.

3.2.2. Năng lực hoạt động kinh doanh hạn chế

Năng lực hoạt động kinh doanh cùa Technoimport rất hạn chế chỉ bó hẹp trong những lĩnh vực mà Công ty đã hoạt động lâu năm như nhập khẩu thiết bẩ công nghiệp cho các ngành y tế, xây dựng, điện; xuất khẩu hàng nông thổ sàn như hạt tiêu, cà phê. Điều này cho thấy rằng năne lực hoạt động kinh doanh cùa đội ngũ cán bộ trong Technoimport không năng động, không đôi mới phương thức hoạt động. họ đã quen ỳ lại và chỉ thực hiện những chỉ thẩ từ trên đua xuống như ờ thời bao cấp trước đây. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua các chi số đã được phân tích ờ Chương li như tốc độ tăng trường doanh thu càng ngày càng đi xuống, năm 2003 là 1.280 tỷ nhưng đến năm 2004 chi đạt 0,25% của 2003. năm 2005 chi đạt 0.65% v.v...; chi số R Ũ A cũng bẩ sụt siãm theo thời gian. năm 2003 ROA của

Technoimport là 10%, đến năm 2004 là 3%, năm 2005 là 2 % cũng như vậy với các năm 2006 và 2007; Tỷ suất sinh lời (ROE) của vốn chù sờ hữu cũng rơi vào tinh trạng tương tự năm 2003 Technoimport có chi số ROE là 1 9 %: năm 2004 là 6%. năm 2005 là 3%, năm 2006 là 3 % và năm 2007 là 4%.

3.2.3. Khá năng thích nghi và đói mới doanh nghiệp yếu kém

Ke từ khi Nhà nước áp dụng chính sách đổi mới, có rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã dần thay đổi cung cách kinh doanh chuyển từ cơ chê bao cáp sang hình thồc tự kinh doanh và phát triển trong cơ chế thị trường và tới nay có rát nhiêu doanh nghiệp đã phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng Technoimport lại gần như không có sự thay đổi, vẫn ngồi chờ những ưu ái do Nhà nước, Bộ Công thương dành cho mình m à không tự mình vươn lên. Qua đó ta thấy rằng ban lãnh đạo cùa Công ty chưa có được chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể đưa được Công ty thích nghi với cơ chế mới.

3.2.4. Chưa chủ động trong hoạt động Hên kết, hợp tác

Bước sang thời kỳ mờ cửa, sự cạnh tranh khốc liệt ờ cà thị trường trong và ngoài nước, để có thể vươn lên lớn mạnh nhiều doanh nghiệp đã bắt tay với nhau tạo nên những doanh nghiệp liên doanh, liên kết để cùng nhau có thể đồng vững và phát triển. Nhưng Technoimport lại hầu như không có sự liên kết, họp tác nào với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này ta có thể hiểu rằng do một thời gian dài hoạt động ở cơ chế bao cấp. là doanh nghiệp độc quyên về hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho cà nước, nên Technoimport tự thấy rằng mình có khả

năng rất lớn trong hoạt động xuất nhập khâu nên không cần phải liên kết. liên doanh với các doanh nghiệp khác và điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh của Technoimport ngày càns giảm sút.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) (Trang 73 - 78)