Môi trường vi mô.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường sản phẩm thép xây dựng của công ty Cổ phần thép và vật tư công nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 27 - 31)

d. Môi trường văn hóa xã hộ

3.2.2Môi trường vi mô.

Môi trường nội bộ

Môi trường nội bộ công ty:

Tài chính : Vốn điều lệ của công ty gần 1000 tỷ đồng cùng với sự liên kết chặt chẽ hợp tác với các ngân hàng thương mại trong nước cho thấy được công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp có nền tảng tài chính hoàn toàn vững chắc, đủ khả năng thực hiện các mục tiêu lớn của công ty.

Công nghệ: Công ty luôn đầu tư và tiếp thu những công nghệ mới nhất trong sản xuất từ các quốc gia có nên kinh tế phát triển mạnh trên thế giới như : Đức, Pháp, Mỹ cùng với những công nghệ chuyển giao từ các công ty cùng ngành lớn trong nước tiêu biểu như gang thép Thái Nguyên, thép Hoà Phát...  Nhân lực: Bộ máy quản trị của công ty bao gồm khoảng 140

người với rất nhiều người giàu kinh nghiệm, có trình cao độ kĩ sư, cử nhân...

Đại học và sau đại học 97

Cao đẳng 37

Trung cấp 6

Bảng 2: Phân loại trình độ nhân lực của công ty ( Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

Bộ phận marketing của công ty SIMCO được nằm trong phòng kính doanh của công ty. Tuy không được tách riêng ra thành một phòng riêng nhưng cũng không thể phủ nhận được ảnh hưởng tích cực của bộ phận này tới kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.

Gồm 7 thành viên với trình độ, bằng cấp cao và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing. Cộng thêm với sự quan tâm và đầu tư khá lớn từ công ty, những năm qua bộ phần này đã có những đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của công ty.

Bộ phận Marketing của công ty có trách nhiệm hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán…

Phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác như bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực thi các kế hoạch marketing, phân bổ ngân sách cho các sản phẩm. Ngoài ra còn phải phối hợp với các bộ phận khác như : bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm, bộ phận sản xuất để có được những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như kịp tiến độ giao nhận hàng với khách hàng…

Bộ phận marketing cũng cần phải đánh giá khả năng marketing,

điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động marketing của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing phù hợp.

Môi trường ngành a. Khách hàng

Khách hàng mục tiêu của công ty là các công ty xây dựng, các nhà thầu, các đại lý bán buôn, bán lẻ sản phẩm thép xây dựng của công ty.

Trên phương diện cạnh tranh, khách hàng thường gây sức ép đối với các công ty bán hàng khi có điều kiện; chẳng hạn, khách hàng luôn tìm cách

ép giá xuống hoặc đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hàng hoá về yêu cầu người bán phải cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ miễn phí hơn. Khả năng gây sức ép của khách hàng càng cao nguy cơ bất lợi đối với công ty càng lớn.

Để giảm thiểu sức ép của khách hàng, các công ty, nói chung, phải phục vụ khách hàng tốt hơn. Muốn có căn cứ xác định để tạo ra ưu thế trong việc xây dựng chiến lược marketing phục vụ khách hàng các công ty cần phải lập hồ sơ theo dõi và quản lý khách hàng, thiết lập hệ thống marketing quan hệ bền vững.

b. Nhà cung ứng

Trong những năm qua, công ty đã nhập phôi thép, quặng thép, than đá… từ các đơn vị trong nước như: Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam, phôi thép của gang thép Thái Nguyên… Nhưng nguồn chủ yếu vẫn là từ Trung Quốc.

Các công ty còn thường xuyên có quan hệ với các nhà cung cấp khác nhau như: nhà cung cấp vật tư, thiết bị, lao động và tài chính. Lực lượng này cũng thường xuyên tác động tích cực hoặc tiêu cực chiến lược và các quyết định marketing của công ty. Song các công ty cũng cần đặc biệt chú ý đến những tác động tiêu cực mà mỗi đối tượng trên có thể gây ra như có ít nhà cung cấp, có ít sản phẩm, dịch vụ thay thế, khi nhà cung cấp có ưu thế về chuyên biệt hoá sản phẩm và dịch vụ để có những chính sách và quyết định kịp thời, không làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

c. Đối thủ cạnh tranh

Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì ngành xây dựng nói chung và ngành thép và vật liệu xây dựng nói riêng hết sức nóng và tiềm năng. Điều đó đồng nghĩa với việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường này là hết sức khốc liệt. SIMCO cũng không nằm ngoài số đó. Các công ty thép và vật liệu xây dựng trên cả nước cũng như các công ty nước ngoài xuất khẩu thép vào Việt Nam đều trực tiếp là đối thủ cạnh tranh của

SIMCO. Nổi bật như : cty gang thép Thái Nguyên, thép Povina, thép Hòa Phát…

Điểm mạnh nổi bật ở các đối thủ lớn này là: thương hiệu và uy tín lớn, thị phần và độ bao phủ thị trường rộng. Tuy nhiên chính vì lý do này mà có bộc lộ điểm yếu là các công ty này không thể chăm sóc được tốt cho các khách hàng trung thành, không đưa ra được các chính sách marketing hợp lý làm hài lòng khách hàng. Đây là một yếu tố mà một công ty muốn thâm nhập thị trường như SIMCO cần nắm bắt và khai thác.

Do mức độ cạnh tranh rất nóng và khắc nghiệt, để có thể đứng vững được trên thị trường cần phải có những chính sách hợp lý để giữ chân được lượng khách hàng vốn có cũng như chiếm lĩnh thêm thị phần. Quan trọng nhất đó là các chính sách về giá và chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm giành được lợi thế tuyệt đối trên thị trường.

Tìm hiểu về các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh cũng là một yêu cầu cần thiết xuất phát từ chân lý rất đơn giản: "biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng". Chỉ có trên cơ sở hiểu biết về đối thủ cạnh tranh và chiến lược của họ công ty mới có thể đề ra chiến lược đúng.

d. Trung gian Marketing

Các trung gian marketing bao gồm các công ty thương mại tham gia vào quá trình tiêu thụ hàng hoá; hoặc các tổ chức cung cấp các dịch vụ khác phục cho quá trình kinh doanh của một công ty. Có thể kể đến như : Vận tải Vạn Xuân, vận tải Mai Linh cùng với các ngân hàng thương mại như : BIDV, Agribank, Vietcom Bank... Các công ty và tổ chức cung ứng dịch vụ này có thể là các đơn vị thành viên của một công ty lớn hơn, hoặc là những công ty độc lập về sở hữu.. Khi là các tổ chức độc lập chúng có thể được xem xét như những lực lượng cạnh tranh tương đương với các nhà cung cấp hoặc các nhà cung cấp hoặc các khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Công chúng

Với tất cả chính sách marketing thì việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng vẫn là mục tiêu quan trọng nhất. Vì khách hàng là người trực tiếp

quyết định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó thấy được tầm ảnh hưởng của công chúng đối với doanh nghiệp là hết sức to lớn.

Đối với một công ty tầm trung như SIMCO, ko có được danh tiếng như một số đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường như gang thép Thái Nguyên, thép Hoa Sen, Pomina…thì yêu cầu đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng là hết sức cần thiết. Công ty cần đầu tư thêm về tài chính và nhân lực để đẩy mạnh mục tiêu này. Cụ thể là các hoạt động quảng cáo, các chính sách khuyến mãi, mở thêm các đại lý và bắt tay với nhiều hơn nữa các đơn vị, nhà thầu trực tiếp tiêu thụ sản phẩm thép đồng thời có những chính sách giá hợp lý để lôi kéo các khách hàng nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường sản phẩm thép xây dựng của công ty Cổ phần thép và vật tư công nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 27 - 31)