Phân tích 3C

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ qua một số kỹ thuật phân tích quản trị học (Trang 51 - 54)

- Thực hiện tót các chính sách xã hộ

3.3.3. Phân tích 3C

3.3.3.I. Công ty

Như đã phân tích phần phân tích SWOT, SMART. Các cơ hội và nguy cơ là các tác nhân tác động từ bên ngoài vào doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng thế mạnh của mình để phát huy đồng thời cũng nhận thấy những điểm yếu của mình để khắc phục, v ề phía lãnh đạo Công ty có kỹ năng quản lý Doanh nghiệp, có ý tưởng kinh doanh độc đáo, nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại.

Tuy nhiên, đội ngũ quản lý trung gian chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, chưa phát huy được chức năng cần có của nhà quản trị cấp trung gian. Phần lớn số lao động trong Công ty chưa thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Đa số thiếu kiến thức về Marketing, thị trường và quản lý. Như thế, nguồn nhân lực của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện các chiến lược dài hạn, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai phát triển các sản phẩm mới, thâm nhập thị trường mới.

Về nguồn tài chính.

Bảng 3.12. Lọi nhận sau thuế của công ty CP dược Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

43

Chỉ tiêu Năm

2003 2004 2005 2006

Lợi nhuận sau thuế -981. 1 . 0 2 1 1.747 4.430

Tỷ lệ tăng trưởng % (so sánh liên hoàn)

1 0 0 % 204,1% 171,1% 253,5%

Tỷ lệ tăng trưởng % (so sánh định gốc)

1 0 0 % 204,1% 278% 551,3%

50004000 4000 3000 2000 1000-1 0 -1000n2003 2004 2005 2006

Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận sau thuế(2003- 2006)

Năm 2004 lợi nhuận đạt được chưa cao nhưng đã khắc phục được tình trạng thua lỗ của năm 2003 .Các năm tiếp theo, lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng và tăng cao nhất là năm 2006 (253,5% so với năm 2005).

Bảng 3.13. Tổng nguồn vốn Fushico qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2003 2004 2005 2006

Tổng nguồn vốn 41.216 52.327 58.995 61.742

Tỷ lệ tăng trưởng % (so sánh liên hoàn)

100 126,9 112,7 104,6

Tỷ lệ tăng trưởng % (so sánh định gốc)

45 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 2003 2004 2005 2006

Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn tổng nguồn vốn Fushico qua các năm

Bảng 3.12 và Hình 3.10 trên biểu diễn tổng nguồn vốn Công ty qua các năm. Nguồn vốn được bổ sung và tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2004, tức là sau khi tiến hành cổ phần hóa. Nó thể hiện rằng chủ trương cổ phần hóa là đúng đắn và là động thái tích cực của Nhà nước đối vói Doanh nghiệp.

Về cơ cấu vốn, tỷ trọng vốn lưu động chiếm 70% đáp ứng được khả năng đón nhận các thời cơ kinh doanh, vốn cố định chiếm 30% là tài sản hữu hình. Về nguồn vốn, Fushico huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: vay Ngân hàng, lợi nhuận tích luỹ từ hoạt động sx kinh doanh và lợi nhuận từ các nguồn khác. Theo như hoạt động Công ty đang tiến hành trong tháng 5 và 6

năm 2007 là phát hành thêm cổ phiếu phổ thông với số lượng có thể gấp 2 lần khi bắt đầu cổ phần hóa. Như thế chỉ trong thời gian ngắn nữa nguồn tài chính công ty được gia tăng, nó sẽ là nguồn tài chính quan trọng để Fushico thực hiện tốt các chiến lược đã xây dựng. Việc sử dụng nguồn vốn vào các hoạt động, kiểm soát tài chính, phân bổ nguồn vốn hợp lý, đáp ứng kịp thời cho

thanh toán đầy đủ, đúng hạn. Đặc biệt Fushico chú trọng mục đích sử dụng nguồn vốn của từng hạng mục kinh doanh.

Fushico xác định hệ thống thông tin có vai trò quan trọng vì khi có được các thông tin thích hợp, chính xác, đầy đủ, kịp thời thì nhà quản trị mới đưa ra được những quyết định đúng đắn. Việc quản lý nguồn thông tin, cung cấp các dữ liệu quan trọng để hoạch định và thực hiện các chiến lược. Ngoài ra nó còn tham gia vào việc tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt

Fushico chú trọng xem xét độ tin cậy chính xác của hệ thống thông tin, nhất

là thông tin bên trong Công ty thu thập được từ các số liệu báo cáo của các đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ qua một số kỹ thuật phân tích quản trị học (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)