Về hiệu quả của chiến lược lành doanh *Lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ qua một số kỹ thuật phân tích quản trị học (Trang 64)

- Thực hiện tót các chính sách xã hộ

41Về hiệu quả của chiến lược lành doanh *Lợi nhuận

*Lợi nhuận

Năm 2004 lợi nhuận đạt được chưa cao nhưng đã khắc phục được tình trạng thua lỗ của năm 2003. Các năm tiếp theo, lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng và tăng cao nhất là năm 2006 (253,5% so vói năm 2005). Điều này chứng tỏ hiệu quả ban đầu của chiến lược kinh doanh đang dần hiện rõ, nhất là khi lãnh đạo Fushico xét thấy cần phải tạm dừng hai chiến lược kinh doanh.

*Doanh thu

Doanh thu liên tục tăng trưởng và đạt mục tiêu trong năm 2004 và 2005. Năm 2006 doanh thu bị giảm so với năm 2005 và không đạt được mục tiêu đã định (Tăng trưởng doanh thu 10 - 15%). Fushico tuy đã nỗ lực trong kinh doanh nhưng đang tập trung nguồn lực cho chiến lược khác có ưu thế, lợi thế hơn.

*Thu nhập của người lao động

Năm 2003 thu nhập bình quân là 757 ngàn đồng/ ngưòi/ tháng thì sau 3 năm, năm 2006 mới chỉ là 920 ngàn đồng/ người/ tháng, thậm chí còn giảm thấp hơn năm 2004 là 933 ngàn đồng/ người/ tháng; năm 2005, mức thu nhập giảm chỉ bằng 85,7% so với năm 2004 nên thu nhập của người lao động chưa thực sự ổn định.

*Công ăn việc làm

Công ăn việc làm của người lao động toàn công ty nói chung ổn định, tuy nhiên bộ phận sản xuất chưa ổn định. Giá trị sản lượng tuy có tăng đều từ năm 2004 (115,3%) đến năm 2005 (156,9%) nhưng năm 2006 bị giảm (114,2%) so với năm 2003.

*Theo kịp sự hội nhập quốc tế

chưa có yếu tố định lượng và thòi gian cụ thể thực hiện và hoàn thành nên khó có thể đánh giá kết quả của mục tiêu. Công ty sẽ phải xem xét xây dựng lại mục tiêu này.

57

*Các chính sách xã hội

Công ty đã thực hiện tốt các chính sách xã hội như: ủng hộ quỹ vì người nghèo, đồng bào gặp thiên tai. Tổ chức cho người lao động và học sinh tham gia hiến máu nhân đạo. Nâng cao phúc lọi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động; đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho ngưòi lao động; cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảovệ sinh môi trường. Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và người lao động như các loại thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế.

5.2. Ý kiên Đề xuất

5.2.1. Vớỉ cơ quan quản lý

- Thường xuyên thông tin, dự báo những biến động, thay đổi cũng như xu hướng phát triển của ngành trên thế giới và trong nước, đồng thời định hướng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp luôn có sự chủ động.

- Ban hành các văn bản pháp quy cần có tính khả thi phù hợp vói tình hình thực tế địa phương.

- Cần chấn chỉnh hoạt động sx thuốc trong nước cũng như tổ chức quá trình phân phối thuốc đến người bệnh sao cho qua ít tầng nấc trung gian, trách việc giá thuốc bị đẩy lên cao trong quác trình phân phối, lưu thông.

5.22. Với Công ty

- Công ty cần thiết lập các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn một cách rõ ràng và cụ thể hơn đến từng phòng ban, bộ phận để việc thực hiện được tuân thủ đúng đắn. Tránh sự hiểu lầm, hiểu sai của cấp dưới.

- Việc xác định nhiệm vụ từng bộ phận đã khá rõ, tuy nhiên Công ty cũng cần có cơ chế và chính sách để có sự phối hợp công việc, giải quyết vấn đề giữa các phòng ban.

- Phòng Tài chính - kế toán cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và khả năng đem lại thu nhập, lợi nhuận khi thẩm định tính khả thi, tính hiệu quả của mỗi phương án. Trên cơ sở đó tham mưu trong việc lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho Công ty.

- Để việc thực hiện chiến lược kinh doanh toàn Công ty được trôi chảy, xuyên suốt, Công ty cần thiết lập hệ thống thông tin giữa các phòng ban, bộ phận, đồng thời phát huy nền nếp văn hóa hỗ trợ cho chiến lược, làm tăng sự gắn bó giữa sản xuất, kinh doanh, trường học với điều hành, lãnh đạo.

- Tìm kiếm đối tác đủ năng lực sx để cùng lo thực hiện chiến lược sản phẩm. Nếu việc này thực hiện được thì chiến lược đa dạng hóa kinh doanh sẽ thực hiện tốt nhất, qua đó nâng vị thế công ty đồng thời gia tăng công ăn việc làm cho người lao động ở cả bộ phận sx, kinh doanh phân phối.

Trong công tác SXKD và dịch vụ, Công ty cần chú trọng:

- Công tác theo dõi phản ứng có hại của thuốc, công tác sử dụng thuốc an toàn - hợp lý. - Tăng cường công tác tuyên truyền về sản phẩm và chất lượng thuốc trong

công ty để nhân dân biết và yên tâm sử dụng. - Kiểm soát và thực hiện tốt việc niêm yết giá thuốc.

- Tăng cường đầu tư kho tàng, phương tiện bảo quản, trang thiết bị và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý phân phối thuốc.

- Triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc" - (GSP) và "Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc" - (GLP).

- Chủ động trong khâu dự báo nhu cầu sử dụng thuốc trong điều trị hàng năm để chủ động nguồn cung ứng thuốc.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cập nhật thông tin về chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của Bộ Y tế, Cục quản lý Dược và ngành liên quan. Cần tạo kênh thông tin giữa DN vói cơ quan quản lý.

- Cần có một bộ phận đấu thầu tập trung và chuyên nghiệp để giữ vững thị phần, tiến tới mở rộng thị phần ra ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ qua một số kỹ thuật phân tích quản trị học (Trang 64)