- Nồi houblon hóa:
Chương 9 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP NHÀ MÁY
NGHIỆP NHÀ MÁY
9.1. Vệ sinh công nghiệp
Trong nhà máy bia vấn đề vệ sinh công nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VSV gây bệnh phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng và công nhân.
9.1.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân
- Công nhân khi vào sản xuất phải mặc đồng phục theo yêu cầu của nhà máy. - Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.
- Khám sức khoẻ cho công nhân theo định kỳ 6 tháng/ lần.
9.1.2. Vệ sinh máy móc, thiết bị
- Máy móc, thiết bị định kỳ phải vệ sinh sạch sẽ.
- Ðối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men, cần phải vệ sinh sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch lên men tiếp theo.
- Trong phân xưởng, sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng.
9.1.4. Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất
Phế liệu trong quá trình sản xuất như bã hèm, bã men… rất dễ gây nhiễm bẩn. Sau mỗi mẻ sản xuất cần phải chứa vào thùng chứa riêng. Thông thường bán các phế liệu này cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc và phân bón, tránh để ứ đọng phế liệu, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khoẻ con người và môi trường.
9.1.5. Xử lý nước thải
Nước thải được xử lý bằng phương pháp kết hợp hiếu khí và kị khí.
Nước thải từ nhà máy được bơm lên bể cân bằng tạo điều kiện cho VSV tiếp xúc với các chất dinh dưỡng. Sau đó bơm lên bể hiếu khí, tại đây có sục khí oxi, tạo điều kiện cho VSV phân giải các chất hữu cơ. Tiếp theo được bơm qua bể kị khí các chất còn lại được phân huỷ. Cuối cùng bơm đến bể ổn định các chỉ tiêu COD, BOD.
9.1.6. Xử lý nước dùng để sản xuất
Nước dùng để sản xuất bia đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, do đó cần phải được xử lí qua nhiều công đoạn khác nhau. Trước khi đưa vào sản xuất, nước lần lượt qua các bể lọc cát, lọc than, lọc tinh loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Áp dụng các phương pháp làm mềm nước, bổ sung các thành phần cần thiết cho nước và cải tạo thành phần sinh học của nước.
9.2. An toàn lao động
Đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất cũng như sức khoẻ và tính mạng của công nhân. Do đó, cần phải phổ biến rộng rãi cho cán bộ công nhân viên nhà máy hiểu biết và vận dụng một cách có hiệu quả.
9.2.1. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong nhà máy
- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.
- Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý.
9.2.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động
9.2.2.1. An toàn lao động cho người
- Giáo dục ý thức và biện pháp bảo hộ lao động.
- Công nhân trực tiếp sản xuất được cấp phát quần áo bảo hộ lao động theo định kỳ và theo tính chất của công việc.
9.2.2.2. An toàn về trang thiết bị
Trong nhà máy bia, hệ thống máy móc và thiết bị tương đối phức tạp, nhiều đường ống dẫn và các van áp suất cao… Do đó an toàn lao động về trang thiết bị vô cùng quan trọng.
- Máy móc thiết bị phải sử dụng đúng chức năng và phù hợp với công suất. - Mỗi thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca làm việc phải bàn giao nêu rõ tình trạng để ca sau dễ quản lý.
- Phải có chế độ vệ sinh, bôi dầu mỡ vào ốc vít để tránh rò rỉ, xả dầu và khí không ngưng ra khỏi hệ thống.
9.2.2.3. An toàn về điện sản xuất
- Phải có hệ thống báo động khi thiết bị có sự cố. - Thiết bị điện phải có rơle đề phòng quá tải.
- Các phần cách điện của thiết bị phải đảm bảo bền chặt, không bị ăn mòn. - Thiết bị điện phải được nối đất khi làm việc.
- Khi sửa chữa thiết bị điện phải cách ly điện với người sửa chữa. - Khi cắt điện phải có biển báo và mang dụng cụ bảo hiểm điện.
9.2.2.4. Phòng chống cháy nổ
- Ðề phòng cháy nổ cần phải tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn.
- Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô,… - Phải đủ nước, thiết bị chữa cháy.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ công tác phòng cháy tại nhà máy.
Phải có chế độ thông gió tốt ở các phân xưởng thải nhiều nhiệt (đặc biệt phân xưởng nấu), thường bố trí thêm quạt trong phân xưởng.
9.2.2.6. An toàn với hoá chất
Các hoá chất phải đặt đúng nơi quy định. Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra để tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.
9.2.2.7. Chống sét
Ðể đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy, phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao.
KẾT LUẬN
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu tài liệu, học hỏi, cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn và bạn bè, đến nay tôi đã hoàn thành tập đồ án tốt nghiệp với đề tài : "Thiết kế nhà máy bia lên men bằng phương pháp liên tục với năng suất 90 triệu lít bia/ năm". Việc thiết kế nhà máy sản xuất bia đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường trong nước, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển và góp phần vào nền kinh tế chung của đất nước. Nếu tuân thủ theo các nguyên tắc về vệ sinh cũng như đầu tư ban đầu thì sẽ thu được hiệu quả kinh tế rất lớn.
Tập đồ án này đã đưa ra được những vấn đề sau:
- Tính thiết thực của việc xây dựng một nhà máy sản xuất bia theo phương pháp lên men liên tục với một năng suất khá lớn là 90 triệu lít bia/ năm.
- Quy trình công nghệ sản xuất phù hợp với thực tế. - Hệ thống thiết bị phù hợp với qui trình công nghệ. - Một số nguyên tắc an toàn trong sản xuất.
Trong quá trình thiết kế, tôi đã nắm bắt được những kiến thức về công nghệ sản xuất bia nói riêng và vấn đề xây dựng nhà máy thực phẩm nói chung.
Tuy nhiên với thời gian thiết kế còn hạn hẹp cùng với sự hạn chế về chuyên môn và nhất là kinh nghiệm thực tế ít ỏi nên tập đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quí thầy, cô và các bạn góp ý kiến để tập đồ án này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Trần Xuân Ngạch cùng các thầy cô và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành tập đồ án này.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 5 năm 2014 SVTH
Nguyễn Hoàng Hương Bình