toán trưởng). Không tổ chức kế toán riêng ở các bộ phận mà chỉ phân công công việc cho từng kế toán viên.
Sơ đồ 2.2:
Kế toán trưởng ( kiêm kế toán
tổng hợp)
∗ Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán viên:
- Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): 01 người, là quản lý chung về các công việc kế toán, hướng dẫn chỉ đạo và đôn đốc kế toán viên thực hiện tốt các phần hành công việc được giao; là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc kế toán; báo cáo kịp thời và trung thực kết quả sản xuất kinh doanh với cấp trên, chấp hành các pháp lệnh, thể chế tài chính của Nhà nước.
- Kế toán thanh toán - công nợ: 2 người, theo dõi các khoản
thanh toán trong nội bộ Công ty, thanh toán với khách hàng, thanh toán với nhà cung cấp dịch vụ.
- Kế toán ngân hàng: 1 người, theo dõi tình hình thu chi quỹ
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đồng thời phụ trách việc giao dịch quan hệ vay vốn của ngân hàng phục vụ cho sản xuát kinh doanh của đơn vị.
- Kế toán vật tư: 1 người, thực hiện việc ghi chép theo dõi
tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá nguyên vật liệu xuất kho, theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp khi công ty mua NVL,CCDC
- Thủ quỹ: 1 người, nhận và chi tiền theo lệnh căn cứ vào các
chứng từ hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, bảo quản các loại tiền tại quỹ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND)
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Theo tỷ giá hạch toán thực tế.
∗ Hình thức sổ áp dụng:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ và yêu cầu quản lý của Công ty mà Công ty TNHH Đại Việt Diên Đức đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tương đối phù hợp với tình hình chung của Công ty.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ 2.3: Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
∗ Hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty sử dụng một hệ thống chứng từ đa dạng, mỗi phần hành đều có chứng từ được thiết kế phù hợp, vừa tuân thủ chế độ kế toán, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý.
∗ Hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty vận dụng chế độ kế hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng theo QĐ48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các chuẩn mực kế toán mới ban hành. Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty còn thiết lập hệ thống tài khoản chi tiết để quản lý chặt chẽ tài sản của công ty.
∗ Chế độ báo cáo tài chính:
Hiện nay, theo quy định bắt buộc, cuối mỗi năm Công ty phải lập các báo cáo kế toán:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính - Bảng cân đối tài khoản
Ngoài ra hàng năm Công ty cũng phải lập các báo cáo:
- Thuế VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
- Tình hình tăng giảm TSCĐ.
- Tình hình thu nhập của công nhân viên. - Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu. - Các khoản phải thu và nợ phải trả. ….
∗ Đặc điểm tổ chức kế toán trên máy:
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải cung cấp các thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời nên Công ty đã áp dụng tin học vào trong kế toán: Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA-SME.NET 2010R23.
Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính việc ghi chép theo hình thức Nhật ký chung khi áp dụng phần mềm kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4:
Ghi chú : : Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra
Phần mềm KT máy vi tính Bảng TH chứng từ KT cùng loại Chứng từ kế toán - BCTC - BC kế toán quản trị Sổ KT : ( Sổ tổng hợp, sổ chi tiết )
Dưới đây là màn hình giao diện của phần mềm Misa SME.NET 2010 R23 được sử dụng tại Công ty:
- Một số đặc điểm nổi bật của phần mềm Misa:
Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010 gồm 13 phân hệ, được thiết kế dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều chi phí, không cần hiểu biết nhiều về tin học và kế toán mà vẫn có thể sở hữu và làm chủ được hệ thống phần mềm kế toán quản lý mọi hoạt động kinh tế phát sinh của mình.
+ Dễ tiếp cận và cài đặt, dễ sử dụng: quy trình hạch toán bằng
hình ảnh thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng.
+ Quản lý tổng quan tình hình tài chính: tài chính doanh
nghiệp được quản lý tập trung giúp nhà quản trị luôn nắm được tình hình sức khỏe doanh nghiệp.
+ Cập nhật các chế độ kế toán tài chính mới nhất: luôn cập
nhật các chế độ kế toán tài chính, các thông tư hướng dẫn thuế, bảo hiểm…mới nhất.
- Quy trình xử lý nghiệp vụ của máy cũng tương tự quy trình xử lý hệ thống hóa thông tin trong kế toán trên máy vi tính, có thể được hiểu như sau:
+ Thông tin đầu vào: Hàng ngày hoặc định kỳ kế toán căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc cập nhật chứng từ gốc vào máy theo đúng đối tượng mã hóa đã được cài đặt trong phần mềm như: hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, danh mục khác hàng, danh mục vật tư,... đúng quan hệ đối ứng tài khoản. Máy tính sẽ tự động ghi vào sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng và tự động ghi vào sổ cái tài khoản có mặt trong định khoản, bảng kê liên quan. Đối với các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết (kết chuyển chi phí, kết chuyển giá vốn,...) chương trình Misa cho phép làm tự động qua các bút toán kết chuyển đã được cài đặt trong chương
chuyển, máy sẽ tự động kết chuyển toàn bộ giá trị dư nợ (dư có) hiện thời của TK kết sang bên có (bên nợ) của tài khoản được kết chuyển tới.
+ Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in ra bất kỳ lúc nào các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản sau các thông tin từ các nghiệp vụ đã được “xâu lọc”. Nhờ sử dụng phần mềm với khả năng tổng hợp tự động của máy mà hai bộ phận kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được thực hiện đồng thời.