0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Ước tính dòng tiền từ đầu tư

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG LÔ 5 (Trang 32 -34 )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP

2.2.3. Ước tính dòng tiền từ đầu tư

Quá trình thực hiện dự án đầu tư thường kéo dài và phát sinh các khoản thu và chi trong một khoảng thời gian nhất định. Những khoản thu và chi trong quá trình thực hiện dự án tạo thành dòng tiền của dự án.

Dòng tiền dự án là dòng những chi phí và thu nhập tài chính hay là những dòng thu và chi mà dự án sẽ tạo ra trong suốt thời gian vận hành của nó.

chỉ tiêu, ta cần tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong những thời gian khác nhau về cùng một thời gian, đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Nếu chuyển các khoản tiền phát sinh về cùng mặt bằng thời gian ở đầu kỳ phân tích thì ta gọi là phương pháp hiện giá (Present value - PV).

Khi ước tính dòng tiền của dự án bất kể là bình thường hay không bình thường, cần áp dụng một số nguyên tắc cơ bản sau :

- Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm (Incremental Basic). Nên đánh giá dòng tiền cho một dự án cụ thể dựa trên góc độ toàn bộ dòng tiền của doanh nghiệp sẽ bị tác động như thế nào nếu dự án được chấp nhận so với tác động khi dự án không được chấp nhận. Vì vậy, nên đưa vào phân tích tất cả các thay đổi trong dòng doanh thu, dòng chi phí và dòng thuế phát sinh do việc chấp nhận dự án.

- Dòng tiền nên được tính toán trên cơ sở sau thuế. Do đầu tư ban đầu cho một dự án lấy từ nguồn tiền mặt sau thuế, nên thu nhập từ dự án cũng phải được tính bằng cùng đơn vị, tức là từ dòng tiền sau thuế.

- Phải xem xét các tác động gián tiếp của một dự án khi đánh giá dòng tiền. Ví dụ, đầu tư vào một dự án mở rộng đòi hỏi tăng vốn luân chuyển của toàn doanh nghiệp. Việc gia tăng vốn luân chuyển này nên tính vào đầu tư thuần cần thiết cho dự án. Hoặc doanh nghiệp chấp nhận một dự án sản xuất sản phẩm mới có thể làm giảm dòng tiền từ doanh thu hiện tại do sản phẩm của dự án mới có tính cạnh tranh với sản phẩm hiện tại.

- Chi phí chìm không được tính vào dòng tiền của dự án. Chi phí chìm là chi phí đã phát sinh mà không phụ thuộc vào quyết định hiện tại là chấp nhận hay không chấp nhận dự án.

- Giá trị các tài sản sử dụng trong một dự án nên được tính theo các chi phí cơ hội của chúng. Các chi phí cơ hội của tài sản là dòng tiền mà tài sản đó có thể tạo ra nếu chúng không được sử dụng trong dự án đang xem xét.

Công thức chung để xác định dòng tiền của dự án như sau:

Dòng tiền của dự án (NCF) = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của dự án + Giá trị còn lại của tài sản cố định sau thuế - Chi tiêu vốn của dự án - Thay đổi vốn luân chuyển ròng

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao OCF = (1-t)*EBIT + D

OCF : Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của dự án

EBIT : Lợi nhuận trước thuế thu nhập và lãi vay của dự án t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

D : Khấu hao TSCĐ của dự án

Chi tiêu vốn (capital expenditure) là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm, như mua sắm máy móc thiết bị. Cần phân biệt chi tiêu vốn với chi tiêu họat động bình thường, tức là chi tiêu dự kiến tạo ra các lợi ích tiền mặt trong thời gian một năm sắp đến, thời hạn một năm được chọn bất kỳ, trừ trường hợp đặc biệt.

Thay đổi vốn luân chuyển ròng: vốn luân chuyển ròng bao gồm các tài sản lưu động (tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu) trừ đi khoản nợ phải trả. Nếu dự án xét theo giai đoạn hàng năm, thì thay đổi về vốn luân chuyển ròng giữa các năm trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ được tính vào dòng tiền của dự án. Nếu thay đổi tăng thì số chênh lệch được tính trong dòng tiền ra của dự án, nếu thay đổi giảm thì số chênh lệch được tính trong dòng tiền vào của dự án.

Giá trị còn lại của tài sản cố định sau thuế: với bất cứ tài sản cố định nào sau khi không sử dụng nữa đều được thanh lý. Đối với trường hợp tài sản hình thành từ dự án đầu tư, vào năm cuối cùng của dự án, cần phải tính đóng góp của giá trị còn lại của tài sản do thanh lý đối với dòng tiền của dự án.

Trên cơ sở tính toán các yếu tố đầu ra và đầu vào của dự án, chúng ta có thể xây dựng dòng tiền ròng của dự án, cụ thể như sau :

Năm 0 1 2 … n

Dòng tiền ròng NCF0 NCF1 NCF2 NCFt NCFn

Trong đó:

NCFt - Dòng tiền ròng năm thứ t; n - Vòng đời của dự án

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG LÔ 5 (Trang 32 -34 )

×