Giới thiệu chung về dự án

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG LÔ 5 (Trang 60 - 64)

6 Đầu tư phát triển Tỷ đồng 4.225 7.418 7.873 7.587 7.780

3.2.2.1.Giới thiệu chung về dự án

Sự cần thiết phải đầu tư:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi yêu cầu phát triển ngành năng lượng để tạo tiền đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp khác. Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… dẫn đến nhu cầu năng lượng cũng tăng lên.

Việc đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sông Lô 5 là cần thiết vì việc đầu tư xây dựng của dự án không những đáp ứng nhu cầu năng lượng mà còn tạo ra nguồn thu ngân sách thông qua đóng góp thuế cho địa phương. Về mặt xã hội, dự án còn góp phần nâng cao dân trí của nhân dân địa phương, tạo ra cảnh quan môi trường thúc đẩy du lịch và các hoạt động kinh tế khác, đồng thời đưa cơ cấu kinh tế của địa phương từ nông, lâm sang nền kinh tế công nông nghiệp.

Nhiệm vụ công trình:

suất lắp máy Nlm= 22,5MW, sản lượng điện trung bình năm là 97,95 triệu KWh sẽ được đưa lên lưới điện quốc gia.

Vị trí công trình:

Sông Lô là một nhánh sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy vào Việt Nam tại tỉnh Hà Giang và hợp với Sông Gâm, Sông Đà tại ngã ba Việt Trì và chảy vào Sông Hồng. Hệ thống Sông Đà, sông Lô và sông Gâm có tiềm năng thủy điện rất lớn, đặc biệt là sông Đà và đã được nhiều cơ quan nghiên cứu, quy hoạch thủy điện khá chi tiết. Sông Lô là một sông lớn trong hệ thống sông Hồng, có diện tích lưu vực khá lớn, theo quy hoạch thủy điện của Viện Khoa học Năng lượng nghiên cứu và một số công ty tư vấn nước ngoài, dòng chính sông Lô và các sông nhánh có tiềm năng thủy điện khoảng 250-500MW. Một số suối nhánh của Sông Lô đã được quy hoạch và xây dựng một số công trình thủy điện như thủy điện Nậm Mu trên nhánh Nậm Mu, thủy điện Nậm Ngần… Hiện nay theo quyết định quy hoạch của tỉnh Hà Giang, trên dòng chính sông Lô có năm bậc thang thủy điện.

Công trình thủy điện Sông Lô 5 dự kiến xây dựng thuộc địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang với phương án nhà máy thủy điện kiểu lòng sông, đập bê tông trọng lực và đập vật liệu địa phương, với các thông số chính gồm 03 nhà máy với tổng công suất lắp máy 22,5MW; điện năng trung bình năm E0 = 97,95 triệu KWh.

3.2.2.2. Quy trình lập dự án

Sau khi nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư, Ban đầu tư cùng Ban Tổng giám đốc đề xuất với Hội đồng quản trị, chấp thuận cho tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án.

Sau khi thông qua ý kiến của các phòng ban, Tổng giám đốc sẽ xem xét và phân công các phòng ban cùng tham gia lập dự án và Ban đầu tư sẽ chịu trách nhiệm chính. Ở đây, Tổng giám đốc không ra quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm dự án, hoặc thành lập ban nghiên cứu lập dự án.

Ban đầu tư sẽ chủ động xây dựng hoặc phối hợp cùng với các ban chức năng xây dựng kế hoạch lập dự án giai đọan nghiên cứu khả thi. Kế hoạch phải nêu được đủ nội dung từng hạng mục công việc cũng như thời hạn thực hiện của từng công việc và chi phí dự kiến…

Ban Kỹ thuật Công nghệ đề xuất các điều kiện và giải pháp kỹ thuật cho từng phần của dự án, tổ chức đoàn đi khảo sát thực địa để điều tra hiện trạng, thu thập các ý kiến của các chuyên gia, yêu cầu cung cấp thu thập tài liệu cơ sở. Tổ chức trình bày đề cương, phương hướng và điều kiện kỹ thuật với các ban chức năng của Tập đoàn về kinh tế kỹ thuật của dự án nhằm làm rõ phạm vi và những điều kiện thực hiện dự án, thu thập những kinh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Sau khi kế hoạch tổng quát được phê duyệt, Ban Đầu tư sẽ chủ trì làm đầu mối phối hợp và chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự án đầu tư cũng như phân tích tài chính dự án. Như vậy, gần như toàn bộ công tác lập dự án đầu tư, trong đó bao gồm cả phân tích hiệu quả tài chính dự án, tại Tập đoàn Sông Đà đều do Ban Đầu tư thực hiện.

Phòng Tổng hợp và Phát triển dự án mới (chủ trì làm đầu mối phối hợp và chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự án đầu tư) là phòng trực thuộc Ban đầu tư hiện có 6 nhân viên, trong đó 1 người có trình độ thạc sĩ và 5 người có trình độ đại học. Ngoài công tác lập và phân tích dự án đầu tư, các nhân viên của Phòng còn đảm nhận nhiều việc khác của Ban như quan hệ giao dịch với khách hàng nhằm tìm kiếm công việc làm, chắp mối công việc, nghiệp vụ theo ngành dọc với các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết,... Thông thường, mỗi dự án sẽ do một nhân viên chịu trách nhiệm chính và phối hợp với Trưởng phòng để cùng thực hiện

Khi hoàn tất dự án, Tập đoàn sẽ tổ chức họp lấy ý kiến chung của các phòng ban và trình Hội đồng quản trị ra quyết định.

Ban tổng giám đốc Hội đồng quản trị Quyết định đầu tư

Ban đầu tư

Ban thiết bị Ban kỹ thuật

Hình 3.4. Sơ đồ thực hiện công tác lập dự án đầu tư của Tập đoàn

Do dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện là tương đối lớn, nên công việc lập dự án được giao cho Trưởng phòng đảm nhận cùng với Phó trưởng phòng và một nhân viên. Do phải kiêm nhiệm nhiều việc nên các nhân viên thường phải làm việc thêm ngoài giờ mới có thể hoàn thành đúng hạn. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của công tác lập dự án nói chung và phân tích hiệu quả tài chính dự án nói riêng.

3.2.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả tài chính

Công tác thu thập và nguồn thông tin: Để lập dự án, các nhân viên kinh tế và kỹ thuật của Tập đoàn đã thu thập thông tin liên quan đến dự án bằng việc đi khảo sát hiện trường, thị trường, tham khảo trên internet, các tài liệu báo chí chuyên ngành, số liệu thống kê… Từ các thông tin này, các nhân viên kinh tế, kỹ thuật sẽ thảo luận và đưa ra các dự báo về nhu cầu thị trường, doanh thu, chi phí, giá cả thiết bị… Từ các thông số đầu ra, đầu vào các nhân viên kinh tế sẽ tiến hành phân tích tài chính dự án, gồm các bước như sau:

-Tính toán tổng chi phí đầu tư và các nguồn vốn đầu tư. -Ước lượng doanh thu, chi phí hàng năm của dự án

-Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR, PP.

-Đưa ra kết luận dự án có khả thi về hiệu quả về mặt tài chính hay không? Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính là phương pháp “phân tích chi phí – hiệu ích” có tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ. Chi phí và hiệu ích trong phân tích tài chính là các khoản chi phí và doanh thu của chủ đầu tư thực sự bỏ ra và thu được từ dự án.

Các chỉ tiêu cơ bản sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính gồm: -Hiện giá thuần : NPV

-Tỷ suất sinh lời nội bộ : IRR -Tỷ số lợi ích-chi phí : B/C

-Thời gian hoàn vốn : PP

Dự án được đánh giá là khả thi về tài chính nếu thỏa mãn các điều kiện sau: NPV>0, IRR>r, và B/C>1.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG LÔ 5 (Trang 60 - 64)