Phối hợp vận động nhân dân tham gia công tác bầu cử đại biểu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 44 - 53)

biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành tốt nhất, nhằm thực hiện sự phối hợp giữa Mặt trận và chính quyền trong việc vận động nhân dân tham gia bỏ phiếu lựa chọn đại biểu tin cậy nhất của mình, tất yếu phải thực hiện theo các yêu cầu như sau:

Thứ nhất, Mặt trận phải lựa chọn, giới thiệu được những người đủ tiêu

chuẩn ra ứng cử qua các bước hiệp thương theo quy định của pháp luật. Đây là công việc hết sức quan trọng để vừa có được danh sách những người ứng cử hợp lý, vừa đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, đồng thời thể hiện được cơ cấu các thành phần đại diện cho ý nguyện và trí tuệ của các tầng lớp nhân dân. Quá trình hiệp thương được diễn ra theo nhiều bước, nhưng bất cứ bước nào cũng nhất thiết phải dựa vào ý kiến đa số của các cử tri nơi công tác, nơi cư trú để lựa chọn, không phân biệt người do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc người tự ứng cử. Quá trình tổ chức hiệp thương là quá trình lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, thu thập và xử lý các thông tin đa dạng, nhiều chiều. Mặt trận Tổ quốc có làm tròn chức năng là nơi thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân hay không là ở chỗ có phản ánh được hay không ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong việc lựa chọn người đại diện xứng đáng của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc phải phối hợp với các tổ chức phụ trách bầu

cử (Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử) để làm tốt công tác tổ chức bầu cử theo các quy định của pháp luật; cần phối hợp tổ chức các khâu công tác cụ thể và tỷ mỷ, từ khâu chuẩn bị và tổ chức các đơn vị bầu cử, hoàn chỉnh hồ sơ người ứng cử, niêm yết danh sách người ứng cử, danh sách cử tri, tổ chức bỏ phiếu, kiểm phiếu, thông báo kết quả bầu cử… cho đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh như khiếu nại, tố cáo, bầu lại, bầu bổ sung… Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phải cử đại diện là những người có năng lực trong công tác tổ chức, nắm vững pháp luật, được nhân dân tín nhiệm để tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử, trực tiếp phối hợp công tác để cho việc bầu cử tại địa phương được tiến hành một cách thực sự dân chủ và đúng luật.

Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc thực hiện quyền giám sát cuộc bầu cử. Việc

giám sát được tiến hành ngay từ khi lập danh sách cử tri, công bố danh sách người ứng cử cho đến bầu cử, kiểm phiếu… Đây là một công tác rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi Mặt trận các cấp phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo nhằm góp phần vào thành công của mỗi cuộc bầu cử. Muốn vậy, Mặt trận cần phải biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phối hợp tốt với các tổ chức thành viên trong việc xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh theo đúng chức năng và quyền hạn của minh.

Thứ tư, Mặt trận Tổ quốc cần phối hợp với các cơ quan chức năng để

làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân bằng các hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực về cuộc bầu cử, nhằm làm cho nhân dân hiểu rõ ý nghĩa quan trọng và yêu cầu đặt ra của cuộc bầu cử để nhân dân hăng hái, tự giác tham gia bầu cử, để ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.

Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, nhiệm kỳ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các

cấp là 5 năm. Thực tế trước đây, nhiệm kỳ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không trùng nhau, mà thường lệch nhau khoảng 2 năm. Điều này có nghĩa là ở nước ta cứ khoảng 2 năm lại tiến hành một cuộc bầu cử. Trong công tác tham gia bầu cử, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật về bầu cử. Do vậy, khi các văn bản quy định này được sửa đổi thì đương nhiên các văn bản hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cũng phải sửa đổi, và trên thực tế đó cũng là một khó khăn cho Mặt trận Tổ quốc. Mặt khác, với bộ máy đông đảo và chuyên nghiệp của các cơ quan nhà nước thì khoảng 2 năm tổ chức một cuộc bầu cử sẽ không có nhiều khó khăn, nhưng còn Mặt trận Tổ quốc với lực lượng vừa thiếu vừa yếu thì đây được xem là một trở ngại lớn. Với lực lượng như vậy, rõ ràng khi phải tham gia tổ chức nhiều cuộc bầu cử trong một thời gian ngắn với nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách thì quả là quá sức. Một điểm nữa cũng cần phải nêu là hầu như trước một cuộc bầu cử nào, Quốc hội cũng đều tiến hành sửa đổi Luật Bầu cử. Việc này cũng đã dẫn đến một số khó khăn trong cuộc bầu cử đó, nhất là vấn đề cử tri ở xã có được giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã không. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ năm 1998 thì quy định như vậy, nhưng Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 1994 thì chưa có quy định đó. Trong cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 3 cấp năm 1999, ở một vài địa phương, một số kẻ quá khích đã lợi dụng sự thiếu thống nhất của các văn bản pháp luật nêu trên để kích động một bộ phận nhân dân có hành vi gây khó khăn cuộc bầu cử ở cấp xã.

Để hạn chế những khó khăn trên, năm 2011, nhà nước đã thống nhất hai cuộc bầu cử làm một, đó là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016 để tránh tổ chức nhiều cuộc bầu cử gây tốn kém. Đây là một sự đổi mới khởi đầu tiêu biểu của nhà nước trong công tác bầu cử.

Trong công tác bầu cử, những nhiệm vụ tiêu biểu cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy cao tính dân chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho nhân dân tham gia vào các cơ quan quyền lực của nhà nước, thể hiện ở những công việc cụ thể sau:

- Tổ chức hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan của nhà nước tổ chức các hội nghị cử tri nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử.

- Tham gia tuyền truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử.

2.1.1.1. Về công tác hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Cơ chế bầu cử của nước ta có những điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Nước ta chỉ có một tổ chức duy nhất có quyền giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đó là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nhất thiết phải theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

Nguyên tắc hiệp thương dân chủ là nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và được cụ thể hoá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, giới thiệu người ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Việc pháp luật quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chính là do hai yếu tố:

Thứ nhất, do tính chất liên minh, liên hiệp rộng rãi của tổ chức Mặt trận

Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam - hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức tập hợp các thành viên là các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội… có số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên đông đảo nhất của nước ta (hiện tại bao gồm 44 tổ chức thành viên), do đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng và những điều kiện cơ bản để thay mặt nhân dân giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp từ Trung ương đến địa phương đã tiến hành các hoạt động theo một trình tự chặt chẽ để lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, đó là: xác định cơ cấu thành phần người ứng cử, tổ chức giới thiệu sơ bộ người ứng cử, tổ chức nhận xét người được giới thiệu ứng cử và cuối cùng là hiệp thương để giới thiệu danh sách chính thức những người ứng cử. Đây là những việc đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc khi tiến hành phải rất thận trọng và khách quan, một mặt tuân thủ pháp luật, một mặt phát huy dân chủ, đề cao tính tự chủ của nhân dân trong việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đảm bảo trong danh sách ứng cử viên phải có đại diện tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân, có công nhân, nông dân, trí thức, có các thành phần kinh tế khác, có nhiều ứng cử viên nữ, người ngoài Đảng, người thuộc các dân tộc thiểu số… theo đúng cơ cấu, thành phần đã định.

Trong các bước của quy trình hiệp thương, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp, bàn bạc với các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được dự kiến phân bổ người ra ứng cử, tạo sự thống nhất trong việc giới thiệu nhân sự; đồng thời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng luôn luôn quán triệt nguyên tắc: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đi đôi với phát huy dân chủ trong hội nghị hiệp thương. Tại các hội nghị

hiệp thương, các ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú với người ứng cử đều được phản ánh đầy đủ và xem xét thận trọng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải cương quyết loại bỏ những trường hợp vi phạm pháp luật, không được nhân dân tín nhiệm, không đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh sách hiệp thương.

Tại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan nhà nước trong công tác hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, thể hiện ở các kết quả cụ thể: Sau khi Quốc hội khoá XII ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đông nhân dân, Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ xây dựng và ban hành các nghị quyết liên tịch hướng dẫn về quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội và những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, hướng dẫn tổ chức các hội nghị cử tri nơi công tác và nơi cư trú để cử tri nhận xét, bày tỏ tín nhiệm đối với người ứng cử. Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp với chính quyền cùng cấp, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn, nên các hội nghị đều thu hút được đông đảo cử tri đến tham dự, đảm bảo số lượng theo đúng quy định của pháp luật, nhiều nơi có tới trên 80% số cử tri được mời đã đến dự họp, đặc biệt có nơi đạt tỷ lệ 100%. Hầu hết số người được giới thiệu ứng cử và đại diện ban lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử đã đến dự hội nghị cử tri nơi cư trú, tham gia phát biểu, giải trình những vấn đề liên quan đến người ứng cử mà cử tri nêu lên. Cử tri căn cứ vào 05 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để nhận xét từng người ứng cử. Có nhiều cử tri đã thẳng thắn nêu lên các vấn đề liên quan đến một số

người tự ứng cử như: có biểu hiện vi phạm chính sách, pháp luật của nhà nước; chưa gần gũi với nhân dân nơi cư trú, hoặc một số người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có biểu hiện động cơ, mục đích cá nhân…

2.1.1.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hội nghị cử tri nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử

Trong công tác này, Mặt trận Tổ quốc cùng với các cơ quan chức năng đã thể hiện được sự phối hợp trong việc vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của mình trong công tác bầu cử. Tại các Hội nghị cử tri nơi cư trú, cử tri có quyền nhận xét, bày tỏ tín nhiệm đối với người ứng cử; tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa người ứng cử với cử tri để vận động bầu cử là những nội dung bắt buộc của mỗi cuộc bầu cử. Trong một số cuộc bầu cử gần đây, Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở đã phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức tốt các hội nghị cử tri để nhận xét, bày tỏ tín nhiệm với người được giới thiệu ứng cử. Hơn ai hết, chính quần chúng nhân dân ở các khu dân cư là những người có điều kiện nắm rõ được đạo đức, phẩm chất, năng lực, mối liên hệ với nhân dân của gia đình và bản thân người ứng cử. Các cuộc tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tổ chức trang trọng, nghiêm túc; thành phần cử tri được mời tiếp xúc, nội dung các cuộc tiếp xúc so với các cuộc bầu cử trước đây đã có nhiều đổi mới. Trước đây, các cuộc tiếp xúc chủ yếu là thành phần các “đại cử tri”, nghĩa là chỉ bao gồm đại diện các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…. Nội dung tiếp xúc thường đơn điệu, mang nặng tính hình thức, chiếu lệ, chủ yếu là chỗ để người ứng cử nói cho cử tri nghe mà ít có chiều ngược lại, có chăng thì cũng chỉ là những bài bản đã được chuẩn bị trước; trong các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các cuộc tiếp xúc thường

được bố trí cả ba cấp chung một điểm và thường chỉ diễn ra trong một buổi, vì thế có tình trạng chỉ có những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện được nói, còn những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, một phần do bị xem nhẹ, một phần do không đủ thời gian nên ít được nói. Để khắc phục tình trạng này, ở một số địa phương đã quy định mỗi người ứng cử chỉ được phép phát biểu trong một thời lượng nhất định như nhau, người ứng cử ở ba cấp đều bình đẳng như nhau, phải có đủ thời gian phù hợp để người ứng cử trả lời chất vấn của cử tri.Việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 44 - 53)