Phối hợp vận động nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, phố

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 62 - 68)

phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân

2.1.3.1. Phối hợp vận động nhân dân tham gia xây dựng pháp luật

Theo quy định tại Điều 9, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Nhà nước vận động nhân dân xây dựng pháp luật với các nội dung và cơ chế sau đây:

* Ở Trung ương

- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp đề xuất của nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các địa phương, các tổ chức thành viên để kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xây dựng chương trình pháp luật hàng năm và cả nhiệm kỳ (khoản 2, Điều 22, Luật Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật và Điều 9, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội dự án luật, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, chủ yếu về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thủ tục, trình tự kiến nghị, trình dự án luật, pháp lệnh theo luật thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (khoản 2, Điều 9, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên hữu quan ở Trung ương tham gia ý kiến vào dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác, chủ yếu về những vấn đề có liên quan đến quyền, trách nhiệm của tổ chức mình, đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoạt động của bộ máy Nhà nước có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoản 4, Điều 9, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

- Ngoài các nội dung cơ bản nêu trên. Cơ chế cụ thể về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật còn được cụ thể hoá bằng Quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 5, Quy chế số 01/2003/UBTVQH11- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 28/03/2003).

* Ở địa phương

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương phối hợp với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các văn kiện Đại hội Đảng, sửa đổi dự án luật, pháp lệnh, văn bản pháp

quy của chính quyền địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại có liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ công dân, đến các tầng lớp xã hội do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trực tiếp vận động, hoạt động của bộ máy nhà nước có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và quyền tham gia xây dựng pháp luật của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương được thực hiện theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

- Các hình thức tổ chức lấy ý kiến

Việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào các văn bản pháp luật, văn kiện Đại hội Đảng thường tổ chức theo các hình thức như sau:

+ Tổ chức các hội nghị nhân dân hoặc đại diện hộ gia đình theo địa bàn dân cư xóm ấp, khu phố.

+ Tổ chức hội nghị những người tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo, công thương gia, thân nhân Việt kiều.

+ Tổ chức hội nghị cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương hoặc giữa cán bộ chuyên trách Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc với cán bộ chuyên trách các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội cùng cấp.

+ Ở những địa phương đã lập Ban Tư vấn pháp luật thì nên dựa vào sự hoạt động của Ban Tư vấn pháp luật để tham mưu cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc góp ý kiến vào những dự thảo văn bản pháp luật.

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cần dựa vào lực lượng nòng cốt là Hội Luật gia, Đoàn Luật sư để phối hợp và hỗ trợ hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trên lĩnh vực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật.

Trong những năm gần đây hoạt động tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng bước được triển khai về cơ sở, điển hình là các cuộc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật như: Bộ luật Dân sự,

Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình… các tổ chức thành viên cũng tích cực tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đoàn viên, hội viên tham gia vào các dự án luật. Trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng Dân chủ - pháp luật, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các địa phương, ý kiến của các tổ chức thành viên. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp, lựa chọn để có ý kiến xác đáng với các cơ quan xây dựng pháp luật.

Để cụ thể hoá những nội dung mà pháp luật quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước, thời gian qua, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký kết nhiều văn bản liên tịch với các cơ quan Nhà nước Trung ương nhằm từng bước đưa hoạt động tham gia xây dựng và cùng cố chính quyền của Mặt trận ở Trung ương từng bước đi vào nề nếp, đồng thời tạo cơ chế cho hoạt động của Mặt trận các cấp ở địa phương. Điển hình là các bản Quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính phủ năm 1994, với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2003. Ngoài ra còn các Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao… Đây cũng được xem là hoạt động tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vì theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì những văn bản liên tịch giữa tổ chức chính trị - xã hội với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là văn bản quy phạm pháp luật.

2.1.3.2. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp, tham gia với cơ quan

Nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội [34, Điều 7, khoản 1,2].

Theo hướng dẫn của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên, chủ trương của cấp uỷ Đảng địa phương hoặc theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Uỷ ban nhân dân. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, sinh động, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương cơ sở như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức cổ động trực quan, bảng tin, phát hành các tài liệu “hỏi và đáp”, tổ chức phổ biến trong hội nghị nhân dân ở cộng đồng dân cư, sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân, thông qua các cuộc vận động chính trị, các phong trào thi đua, gắn việc tuyên truyền phổ biến với vận động tổ chức thực hiện.

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương phối hợp với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân hoặc chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của chính quyền địa phương, đồng thời vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương (khoản 1, Điều 7, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Về nội dung tuyên truyền: Theo kế hoạch của Chính phủ, Uỷ ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng như của chính quyền địa phương mà tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong nhân dân, như

chính sách thuế; chính sách dân tộc; chính sách tôn giáo; chính sách Việt kiều; pháp luật về đất đai; pháp luật về khiếu nại, tố cáo; pháp luật về giao thông đường bộ; pháp lệnh tôn giáo; pháp luật về hình sự, dân sự; pháp luật về nghĩa vụ quân sự…

Về hình thức tuyền truyền vận động: Đề ra nhiều hình thức như thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; thông qua các cuộc vận động chính trị của các tổ chức thành viên; các hội nghị chuyên đề theo các đối tượng xã hội; qua việc tổ chức các phong trào rộng lớn trong nhân dân như: phong trào giúp nhau làm kinh tế, phong trào bảo vệ trật tự an toàn trên địa bàn dân cư, phong trào tiết kiệm, chống lãng phí… Tuyên truyền bằng khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi, các hình thức cổ động… tùy theo đặc điểm từng địa phương cơ sở.

Về chỉ đạo: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương giao nhiệm vụ cho Ban Dân chủ - pháp luật phối hợp trong Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của địa phương, có chương trình phổ biến giáo dục hàng năm, tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương… Qua tuyên truyền, vận động mà thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân về những điểm không phù hợp để có kiến nghị với nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với lòng dân và thực tiễn.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, cùng với việc tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, Mặt trận Tổ quốc hướng dẫn và đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương,

đạo đức Hồ Chí Minh”, tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí; đồng thời đẩy mạnh hoạt động giám sát, thực hiện dân chủ cơ sở, giám sát đầu tư của cộng đồng, giám sát cán bộ, công chức, đảng

viên ở khu dân cư; tổ chức tiếp dân, hướng dẫn, chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và theo dõi việc giải quyết; tổ chức thực hiện, mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, triển khai ngày càng sâu rộng và có hiệu quả cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ

đồng bào các vùng bị thiên tai, bão lụt… Các cuộc vận động, các phong trào đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình và nhiệt liệt hưởng ứng, được các cấp uỷ quan tâm lãnh đạo, được các cấp chính quyền phối hợp ngày càng chặt chẽ, đã góp phần tích cực vào việc xoá đói, giảm nghèo, đã sửa chữa và làm mới hàng vạn ngôi nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người nghèo, thăm hỏi, động viên, ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại bởi thiên tai bão lụt, khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống…

Do có cơ sở xã hội rộng lớn, nên Mặt trận Tổ quốc có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân; động viên nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc đều có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc theo quy định tại Hiến pháp và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật cũng như các hoạt động của Nhà nước, nếu nhận được sự ủng hộ, tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ là một nhân tố quan trọng dẫn đến thành công khi đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 62 - 68)