* Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ và thống nhất về cơ sở của mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, tính chất, nội dung, quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong mối quan hệ giữa cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở mỗi cấp, nhất là cấp huyện và cơ sở. Bản thân cán bộ Mặt trận còn tư ti, e dè trong việc thực hiện các mối quan hệ phối hợp.
- Phương thức quan hệ phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc với cơ quan Nhà nước chưa được thực hiện rộng rãi trên các mặt công tác của mỗi bên. Các cấp ở địa phương mới chỉ xây dựng quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng nhân dân, với Uỷ ban nhân dân, chưa mở rộng sự phối hợp thông qua các văn bản liên tịch nhiều bên, giữa cơ quan Nhà nước với Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc.
- Đội ngũ cán bộ, viên chức của cơ quan lãnh đạo, quản lý đông nhưng vẫn chưa đủ mạnh, lại ít được đào tạo bồi dưỡng, việc tuyển chọn chưa chặt chẽ, việc sử dụng chưa hợp lý, một số người thiếu gương mẫu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thậm chí quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt đối với nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân và tổn hại đến Đảng và Nhà nước.
* Nguyên nhân khách quan
- Xét về vai trò, chức năng của Mặt trận Tổ quốc, từ trước đến nay nhiều người hiểu Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức có chức năng vận động quần chúng là chủ yếu, nhưng trên thực tế Mặt trận Tổ quốc còn có quyền tham gia vào nhiều lĩnh vực cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Chính vì vậy trong ý thức của nhiều người, kể cả cán bộ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị vẫn cho rằng sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc vào công việc của Nhà nước chỉ là hình thức, mang nặng tính tượng trưng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, nhất là các quy định về công tác Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền còn chưa được thường xuyên, sâu rộng trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước với Mặt trận để thực hiện các quy định về vấn đề này chưa thực sự chặt chẽ.
- Trong phối hợp công tác thông qua các văn bản liên tịch sự bình đẳng, tạo điều kiện từ phía cơ quan Nhà nước còn hạn chế, tư tưởng xin - cho, ban ơn vẫn còn ở nơi này, cấp nọ trong mối quan hệ phối hợp giữa hai bên.
- Ở nhiều nơi, sự chủ động phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong công tác xây dựng và củng cố chính quyền còn yếu, đặc biệt là ở cấp địa phương (giữa Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp), do vậy gây khó khăn trong việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó dẫn đến hạn chế trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Tiểu kết Chƣơng 2
Bộ máy nhà nước ta được được cấu thành bởi bốn hệ thống cơ quan đó là: Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (các cơ quan đại diện); Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (các cơ quan hành chính); Hệ thống cơ quan toà án; Hệ thống cơ quan kiểm sát. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản: Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước; Tập trung dân chủ; Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc; Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức nằm ngoài hệ thống các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, nhưng lại có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Hiến pháp (bổ sung, sửa đổi) năm 2013 xác định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM