Phối hợp vận động nhân dân tham gia giám sát thực hiện Quy

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 53 - 62)

chế dân chủ ở cơ sở

2.1.2.1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tham gia phối hợp với chính quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân những chủ trương của Đảng, những quy định của Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thường xuyên có sự đổi mới như: qua hệ thống thông tin đại chúng; qua đội ngũ báo cáo viên trực tiếp xuống tận làng, bản, thôn, ấp để phổ biến và truyền đạt tại các hội nghị nhân dân; qua khẩu hiệu, panô, áp phích…

Công tác tuyền truyền chú trọng nội dung Chỉ thị 30/CT-TƯ của Bộ Chính trị năm 1998, Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ năm 1998 và các văn bản của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở địa phương với những vấn đề về quyền nhân dân được biết, được bàn, được quyết định, được giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.

Để đảm bảo hiệu quả, trước các buổi tập huấn, chính quyền và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở đều tổ chức thông báo rộng rãi, liên tục trên hệ thống phương thông tin đại chúng để mọi người dân được biết; trong các buổi tập huấn đã dùng cả tiếng dân tộc, tiếng địa phương để phổ biến, tuyên truyền cho nhân dân tất cả các nội dung của Quy chế dân chủ. Qua công tác tuyên truyền, phần lớn người dân đã nắm bắt được những quyền lợi, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện dân chủ ở địa phương, trong đó có

quyền được chính quyền địa phương thông tin nhiều vấn đề quan trọng liên quan mật thiết tới đời sống của mình như các văn bản pháp luật mới, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vấn đề thu chi ngân sách cấp xã… nhiều thôn làng, khu phố đã thu hút hầu hết các hộ gia đình tham gia.

2.1.2.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền để từng bước đưa Quy chế dân chủ đến với mọi người dân và đi vào cuộc sống

Thời gian qua, công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền trong việc thực hiện Quy chế dân chủ tập trung vào các hoạt động cơ bản sau:

- Hầu hết ở các địa phương, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã ban hành các Quy chế phối hợp công tác với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc triển khai thực hiện các khâu: dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân tham gia ý kiến, Uỷ ban nhân dân quyết định, dân giám sát, dân kiểm tra theo đúng Quy chế dân chủ. Trong Quy chế phối hợp có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bên để phối hợp thực hiện, đồng thời quy định rõ việc nào của chính quyền, việc nào do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện, qua đó nhằm tạo cơ sở pháp lý để các bên nêu cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện, làm cho công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và chính quyền ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

So với trước đây, khi Đảng và Nhà nước chưa ban hành chủ trương về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở hầu hết các địa phương đều được tiến hành theo quy trình: Cấp uỷ ra chủ trương, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết, Uỷ ban nhân dân xây dựng phương án, kế hoạch, phân bổ kinh phí để nhân dân đóng góp và tổ chức thực hiện. Cơ chế này đã được thực hiện tương đối tốt ở nhiều nơi, song bên cạnh đó vẫn còn một số nơi thực hiện chưa tốt do có những quyết sách không phù

hợp với thực tiễn, đặc biệt về công tác quản lý còn để xảy ra tình trạng tiêu cực trong việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, chính trị - xã hội của địa phương. Từ khi thực hiện Quy chế dân chủ, việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phần lớn đều do nhân dân bàn bạc, nhân dân quyết định trực tiếp nên đã hạn chế nhiều tiêu cực, nhân dân tự nguyện đóng góp, xây dựng và giám sát, bởi vậy chất lượng các công trình được đảm bảo, tiết kiệm tiền bạc và thời gian.

Cùng với việc vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp còn tích cực vận động nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ về tổ chức thu, quản lý và sử dụng các đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng cơ sở (theo tinh thần Nghị định 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thị trấn). Phần lớn Ban Giám sát công trình ở xã, phường, thị trấn đều do nhân dân trực tiếp thành lập để giám sát quá trình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân đều có đại diện của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn tham gia với trách nhiệm được giao là: giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu của việc thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình, giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả. Trong những năm qua, Ban Giám sát công trình ở các địa phương đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình, tạo được sự tin tưởng trong quần chúng nhân dân. Một số nơi, qua thực hiện nhiệm vụ Ban Giám sát đã phát hiện kịp thời nhiều biểu hiện tiêu cực trong việc thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, đồng thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý.

Có được kết quả trên là từ một nguyên nhân quan trọng đó là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở các cấp trong việc tuyên tuyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình, nhất là ở cơ sở. Thông qua các cuộc họp nhân dân ở làng, thôn, bản, ấp do chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cơ sở tổ chức, mọi người đều được dân chủ bàn bạc công khai các công việc liên quan đến đời sống của mình và trực tiếp quyết định đến việc đó. Quyền làm chủ của nhân dân khi được tôn trọng và thực sự bảo đảm trong thực tế sẽ là một động lực vô cùng lớn để các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi có hiệu quả trong thực tế.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, phải gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trọng tâm ở địa phương, ở cơ sở, đặc biệt phải gắn với cuộc sống của nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã lồng ghép nội dung các phong trào, các cuộc vận động vào các nội dung của Quy chế dân chủ để vận động nhân dân tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở

khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã

có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… của nhân dân, nhất là ở khu dân cư. Từ khi lồng ghép trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ đã thu được nhiều kết quả to lớn, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Cuộc vận động đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm cho việc thực hiện nhiều chủ trương như xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, phá bỏ cây thuốc phiện, xây dựng làng văn hoá… ở địa phương thu được nhiều kết quả.

nhiệm vụ tham gia phối hợp với Trưởng làng, thôn, bản, ấp trong việc xây dựng cộng đồng dân cư.

Kinh nghiệm ở những nơi đã làm tốt thì quy trình bình bầu Trưởng thôn được thực hiện như sau: Chi bộ Đảng gợi ý về nhân sự, Mặt trận Tổ quốc tổ chức hiệp thương giới thiệu nhân sự để hội nghị nhân dân trực tiếp lựa chọn. Đại diện Uỷ ban nhân dân xã chủ trì hội nghị để nhân dân bầu bằng cách bỏ phiếu kín, hoặc biểu quyết do hội nghị nhân dân quyết định.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở còn tham gia phối hợp với các tổ chức thành viên trong việc xây dựng Tổ an ninh nhân dân, Tổ hoà giải nhân dân, Tổ bảo vệ sản xuất, Tổ tự quản… ở làng, thôn, bản, ấp. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên lựa chọn, giới thiệu người để hội nghị nhân dân do Trưởng thôn triệu tập bầu tổ viên Tổ hoà giải; tổ chức họp dân tham gia nhận xét những người dự kiến làm Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân khi có yêu cầu của cấp trên. Đây là những tổ chức cơ sở góp phần thiết thực vào bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong đời sống; đảm bảo cho Quy chế dân chủ thực hiện có hiệu quả.

- Thực hiện Chỉ thị 30/CT-TƯ ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã và Thông tư liên tịch số 03 ngày 31/3/2000 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Tư pháp và Bộ Văn hoá - Thông tin về việc hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư, trong thời gian qua Mặt trận Tổ quốc nhiều địa phương, nhất là Ban Công tác Mặt trận đã đóng vai trò quan trọng là nòng cốt, chủ động trong việc phối hợp xây dựng và vận

động tổ chức để nhân dân thông qua. Nhiều nơi, bộ ba ở làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư: Ban Công tác Mặt trận, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ Đảng đã chủ động phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng cộng đồng dân cư, tổ chức cho nhân dân bàn bạc thống nhất xây dựng hương ước, quy ước trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của cộng đồng dân cư như: quy ước xây dựng gia đình văn hoá, quy ước về việc hiếu, việc hỷ, lễ hội, quy ước về bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội…

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhất là ở xã, phường, thị trấn đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác xây dựng hương ước, quy ước, từ khâu tham gia vào nhóm soạn thảo, vận động nhân dân, đến dự các hội nghị đóng góp ý kiến, thảo luận và thông qua hương ước, quy ước. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở làng, thôn, bản, ấp đã góp phần làm lành mạnh một bước môi trường xã hội như: văn hoá, giáo dục, quan hệ ứng xử trong gia đình và cộng đồng… ngày càng tốt đẹp; làm ổn định tình hình an ninh chính trị; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân, của cộng đồng ở các làng, thôn, bản, ấp, khối phố; xây đắp thêm tình làng nghĩa xóm; làm giảm đáng kể những mâu thuẫn tồn tại trong cộng đồng dân cư; bảo vệ môi trường; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.

2.1.2.3. Hoạt động giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc ngoài nhiệm vụ tham gia triển khai Quy chế thực hiện dân chủ thông qua công tác tuyên truyền, công tác phối hợp với chính quyền, vừa có chức năng giám sát việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ. Hoạt động giám sát được nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đặc biệt coi trọng, tập trung vào các nội dung đã được quy định trong Quy chế giám sát như: giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đại

biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ, viên chức nhà nước; giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân.

Để thực hiện tốt chức năng giám sát, một số nơi trong quá trình triển khai công tác tuyên truyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã hết sức chú trọng việc vận động nhân dân thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với toàn bộ các hoạt động trong quá trình triển khai Quy chế dân chủ, nhất là quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Nhiều hình thức, biện pháp giám sát được thực hiện, cụ thể:

- Thông qua việc phối hợp với chính quyền để triển khai các nội dung của Quy chế dân chủ ở cơ sở. Ở địa phương, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tham gia với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của từng cấp (nhiều nơi là Phó Ban chỉ đạo). Việc phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với chính quyền trong toàn bộ quá trình triển khai, thực hiện Quy chế dân chủ, một mặt là để Mặt trận Tổ quốc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện quyền giám sát, thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương. Thực tế ở nhiều nơi công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương trong việc thực hiện Quy chế dân chủ là rất hiệu quả, một số nơi Mặt trận Tổ quốc đã góp nhiều ý kiến và kiến nghị kịp thời, có giá trị giúp cho cấp uỷ Đảng có quyết sách phù hợp, đúng đắn hơn để thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương mình.

- Thông qua hình thức tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Mặt trận Tổ quốc các cấp luôn lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với chính quyền xem xét, giải quyết. Nếu thấy có biểu hiện nào chưa đúng từ phía cán bộ chính quyền thì nhân dân hoặc Mặt trận Tổ quốc kiến nghị để xử lý.

đồng nhân dân cấp xã, các buổi tiếp xúc cử tri để giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, giám sát hoạt động của cán bộ Uỷ ban nhân dân. Hoạt động này diễn ra khá thường xuyên và thu được nhiều kết quả. Qua đó, nếu cử tri và Mặt trận phát hiện thấy đại biểu nào không làm tròn trách nhiệm của mình thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, hoặc bãi nhiệm, hoặc không bầu vào các cơ quan dân cử trong nhiệm kỳ sau.

- Hình thức giám sát phổ biến và có kết quả cao là thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.

Theo quy định của pháp luật thì các Ban Thanh tra nhân dân ở xã, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 53 - 62)