Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 78 - 85)

- Còn một bộ phận nhân dân chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác tham gia xây dựng chính quyền. Có nhiều hội nghị cử tri rất ít cử tri tham dự hoặc có tham dự cũng chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thẳng thắn góp ý cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Việc tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử (Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử) của Mặt trận tổ quốc cũng còn mang tính hình thức và chưa được chính quyền một số địa phương tôn trọng thực hiện. Về nguyên tắc và theo hướng dẫn của Trung ương, các tổ chức thành viên của Mặt trận như: Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… phải là những cơ cấu bắt buộc trong các tổ chức phụ trách bầu cử. Tuy vậy, ở một số địa phương đã không làm đúng theo hướng dẫn của Trung ương, đã tự ý bớt cơ cấu các đoàn thể và thay vào đó là đại diện các cơ quan nhà nước. Trong các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vừa

qua, khi kiểm tra phát hiện vấn đề này, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các địa phương chấn chỉnh kịp thời.

- Việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri cũng còn nhiều bất cập. Hầu hết thành phần cử tri tham dự các cuộc tiếp xúc là cử tri đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở. Mặt khác, số lượng các cuộc tiếp xúc cử tri ở một số địa phương còn ít; một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tại mỗi đơn vị bầu cử việc tổ chức các cuộc tiếp xúc chưa đủ so với mức tối thiểu theo hướng dẫn của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một số nơi có hiện tượng tranh cử thiếu bình đẳng của một số người ứng cử nhưng địa phương còn lúng túng và bị động trong việc xử lý vì thiếu chế tài cụ thể. Ở một số nơi, nhất là những xã, phường, thị trấn có tình hình phức tạp trong việc thực hiện chính sách đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, mất đoàn kết nội bộ, có tham nhũng, tiêu cực, mất dân chủ và những nơi có khiếu kiện kéo dài không được giải quyết dứt điểm thì tại các hội nghị tiếp xúc, ý kiến cử tri rất gay gắt, căng thẳng…

- Công tác giám sát bầu cử cũng còn hình thức và kết quả chưa cao. Ngoài việc giám sát cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc còn phải vận động nhân dân tự giác tham gia bầu cử để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về bầu cử. Tuy nhiên, trong một số cuộc bầu cử vừa qua, tình trạng cử tri bầu hộ, bầu thay còn rất phổ biến nhưng ít được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

- Việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử cũng có một số khó khăn, hạn chế nhất định. Một số nơi, hội nghị được tổ chức chưa thực sự chu đáo, chất lượng của hội nghị chưa cao. Mặt khác, do các văn bản hiện hành không có hướng dẫn cụ thể về

việc hỗ trợ kinh phí cho các hội nghị cử tri nơi cư trú nên việc thực hiện không thống nhất. Trong cùng một khu dân cư, người do cơ quan, tổ chức ở Trung ương giới thiệu thì được hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức hội nghị, người do cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu hoặc người tự ứng cử thì nơi có, nơi không.

- Mặt trận Tổ quốc ở một số nơi còn tham gia chưa thường xuyên và chưa chủ động phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện Quy chế dân chủ; công tác tuyên truyền còn chưa sâu; hoạt động giám sát còn hình thức; việc lồng ghép các cuộc vận động, các phong trào vào việc thực hiện Quy chế dân chủ có nơi còn lúng túng, chưa hiệu quả. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng ở một số nơi còn mang tính hình thức.

- Do nhận thức về dân chủ còn hạn chế, chưa thấy hết được tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, tính cấp bách và lâu dài của vấn đề dân chủ cũng như phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung và thực hiện Quy chế dân chủ nói riêng nên không ít cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu gương mẫu trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; không nhận thức được tầm quan trọng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Ở nhiều nơi, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc

còn thiếu tập trung, chỉ đạo về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ gắn với việc thực hiện cuộc vận động; chỉ tập trung thực hiện trong thời gian đầu mới triển khai, sau đó chưa được duy trì, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên; một số nơi triển khai thực hiện Quy chế nhưng chưa gắn kết một cách chặt chẽ, khoa học với việc thực hiện các giải pháp quan trọng khác như: nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở… Bên cạnh đó, trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, ý thức làm chủ chưa được nâng cao, sự

hiểu biết về dân chủ và pháp luật còn chưa đầy đủ; tư tưởng tự do, vô tổ chức, bè cánh, dòng họ… còn khá nặng nề; năng lực giám sát của nhân dân còn hạn chế nên nhiều người dân còn thờ ơ với việc thực hiện Quy chế dân chủ hoặc chỉ quan tâm tới quyền lợi mà xem nhẹ trách nhiệm, nghĩa vụ; thậm chí tại nhiều địa phương còn để xảy ra tình trạng một số phần tử xấu đã lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật làm mất trật tự an ninh, xã hội.

- Ở một số nơi, việc thực hiện những nội dung trong Pháp lệnh dân chủ thường khoán trắng cho chính quyền, còn Mặt trận và Ban công tác Mặt trận tham gia với tính chất hỗ trợ (như làm thư mời, vận động nhân dân tham gia hội nghị cử tri, phát phiếu lấy ý kiến…), điều này chưa phù hợp với Pháp lệnh dân chủ vì vai trò của Mặt trận Tổ quốc là phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện, đồng thời cũng là tiến hành giám sát chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện những nội dung đề ra trong Pháp lệnh. Cũng do tham gia với tính chất hỗ trợ, bị động nên có lúc Mặt trận Tổ quốc chưa làm tốt chức năng giám sát, dẫn đến có nơi chính quyền chưa công khai đầy đủ một số nội dung theo quy định về thu, chi ngân sách, việc kê khai tài sản hoặc quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn…, hay việc tổ chức cho nhân dân thảo luận, lấy ý kiến chỉ mang tính hình thức.

- Những quy định trong Hiến pháp và pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân đã có không ít, là đúng đắn và cụ thể nhưng lại thiếu những điều quy định ràng buộc để thực hiện trên thực tế những quy định đó, dẫn đến tình trạng tuỳ tiện và buông lỏng thực hiện. Trong Quốc hội và cơ quan dân cử các cấp tuy có nhiều uỷ ban và ban chuyên môn, nhưng chưa có bộ máy giám sát và xử lý việc thực thi không nghiêm túc pháp luật, sắc lệnh và các nghị quyết của những cơ quan này. Do không được đảm bảo về quyền làm chủ, một số quần chúng e ngại, sợ bị thành kiến, trù úm, dẫn đến thờ ơ với việc làm chủ.

tìm hiểu, bàn bạc, tổ chức hành động, kiểm tra, giám sát. Chủ trương, chính sách, pháp luật tuy đã có nhiều nhưng còn thiếu đồng bộ, nhiều khi bị sai lệch trong hướng dẫn thực hiện. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn yếu nên nhân dân không thể bàn bạc để đóng góp ý kiến, để thi hành pháp luật, để phân biệt đúng sai nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình và đấu tranh chống những sai lệch trong xã hội.

Việc tổ chức các kênh chuyển tải thông tin từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên chưa thực hiện tốt. Do nhiều nguyên nhân về trình độ, hạn chế về kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật nên ảnh hưởng đến việc chuyển tải thông tin đến nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Thông tin từ dưới lên, nhất là người dân bình thường, nhiều khi ách tắc, chậm trễ, lưu chuyển loanh quanh, còn có hiện tượng né tránh, bưng bít, bị bỏ qua, nhất là những ý kiến đụng chạm đến một số cán bộ có chức, có quyền ở địa phương. Lãnh đạo cấp trên thì rất muốn để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” nhưng tại một số địa phương, lãnh đạo cấp sát dân thì lại có phần ngần ngại để thực hiện chủ trương đó. Tình trạng thông tin bị nhiễu loạn đang là vấn đề đáng lo ngại hiện nay đối với sự lãnh đạo cấp vĩ mô. Cũng phải chỉ ra rằng, người dân thường được biết, được bàn nhiều về những vấn đề thuộc về trách nhiệm và nghĩa vụ nhiều hơn là những vấn đề thuộc về quyền lợi được hưởng thụ.

- Công tác giám sát gần đây có nhiều tiến bộ, tuy nhiên Mặt trận Tổ quốc các cấp mới chỉ làm tốt công tác giám sát đại biểu dân cử và giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở thông qua các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn. Một mảng quan trọng là giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thì còn nhiều lúng túng, chủ yếu do thiếu cơ chế.

- Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình… còn khá hình thức, chưa thực sự phát huy được trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Cán bộ Mặt trận còn ít am hiểu về pháp luật, kinh phí hạn hẹp nên các cuộc tổ chức lấy ý kiến nhân dân chưa được sâu rộng, việc tập hợp ý kiến nhân dân để phản ánh với cấp trên và với cơ quan có thẩm quyền của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp nhìn chung là còn yếu và không kịp thời.

- Công tác tuyên truyền, vận động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp nhiều nơi còn hạn chế, mang tính hình thức, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc một số nơi còn chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, nội dung chưa sâu, nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút nhân dân. Một số nơi, việc phối hợp với các tổ chức thành viên trong công tác tuyên truyền còn yếu. Do vậy, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

- Hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở cơ sở được đẩy mạnh thông qua các phong trào, các cuộc vận động, hoạt động của những người tiêu biểu và chức sắc tôn giáo, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác Mặt trận tham gia cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu Hội đồng nhân dân và thông qua công tác hoà giải ở cơ sở. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế những năm qua nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có nơi cũng chưa sát hợp với nhu cầu tìm hiểu của nhân dân, chỉ tập trung giới thiệu, phổ biến các đạo luật, pháp lệnh mà chưa chú ý đến việc phổ biến các văn bản dưới luật, nhất là các văn bản hướng dẫn thi hành; chưa kết hợp được với việc phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy tính thiết thực, hướng dẫn và hiệu quả chưa cao. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung còn nặng về tổ chức hội nghị, tập huấn, chưa khai thác một cách có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.

dân các cấp (trừ việc giới thiệu Hội thẩm nhân dân tối cao) trong thực tiễn chưa thật đầy đủ. Một số Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh đã cố gắng chủ động trong việc lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để làm Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên có thể hầu hết các Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc chưa chủ động trong vấn đề này, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp huyện. Danh sách Hội thẩm nhân dân cấp huyện chủ yếu do Toà án nhân dân cùng cấp lựa chọn, còn Mặt trận Tổ quốc chưa chủ động tìm người.

- Sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế. Ngoài việc tham gia tích cực, có hiệu quả trong công tác bầu cử đại biểu dân cử, các công việc khác Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Nhà nước còn khá hình thức. Chính vì vậy, mặc dù pháp luật quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc trong việc giới thiệu Hội thẩm nhân dân nhưng Mặt trận Tổ quốc nhiều địa phương chưa phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình.

- Mặt khác, thực tiễn quan hệ giữa các ngành trong việc tổ chức, giúp đỡ Hội thẩm nhân dân hoạt động hiện nay rất đáng để chúng ta suy ngẫm. Sau khi Hội đồng nhân dân bầu ra Hội thẩm nhân dân, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân coi như hoàn thành. Việc tập huấn chuyên môn, sử dụng Hội thẩm nhân dân là việc của Toà án. Các quy định của pháp luật hiện hành không giao cho cơ quan nào theo dõi, giúp đỡ hay quản lý Hội thẩm nhân dân. Quan hệ giữa Toà án với Hội thẩm nhân dân chỉ là quan hệ với cá nhân người Hội thẩm đó. Chỉ có Toà án là cơ quan duy nhất có thể đánh giá chất lượng chuyên môn và các mặt khác của Hội thẩm nhân dân, còn Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân thì hầu như có rất ít thông tin để nhận xét, đánh giá Hội thẩm nhân dân.

- Mặt trận Tổ quốc các cấp chưa thực sự chủ động trong xây dựng kế hoạch giám sát đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp. Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được qua 10 năm triển khai thực hiện Quy chế giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cũng như giữa Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp với Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được là chưa thực sự tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên và chưa đáp ứng được trước đòi hỏi của nhân dân và xã hội.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 78 - 85)