Phối hợp vận động nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 73 - 78)

và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, kiểm sát, giám sát các hoạt động tư pháp, tham gia hoạt động tố tụng, tuyển chọn Kiểm sát viên

Trên cơ sở Quy chế phối hợp công tác số 01/2004/QCPHCT ngày 11/10/2004 giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời gian qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân ở Trung ương cũng như ở địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ như vận động nhân dân góp ý kiến xây dựng pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật, đấu

tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, kiểm sát, giám sát các hoạt động tư pháp, tham gia hoạt động tố tụng, tuyển chọn Kiểm sát viên.

Việc phối hợp công tác dựa trên nguyên tắc đảm bảo pháp chế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai bên theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nhằm mục đích chung là đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được thực hiện một cách thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước và nhân dân, đấu tranh phòng chống tội phạm; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiểm sát, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhằm bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.

2.1.5.1. Phối hợp vận động nhân dân xây dựng pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng các dự án Bộ luật, Luật, Pháp lệnh do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì xây dựng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, đến tổ chức các hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, đến vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận thì mời đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và đại diện tổ chức thành viên có liên quan của Mặt trận tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi văn bản lấy ý kiến của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận có liên quan.

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khi tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh do Ban Thường trực Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì soạn thảo có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thì mời đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi văn bản lấy ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân.

Thường thì sáu tháng một lần, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân để xem xét giải quyết; sau đó Viện kiểm sát thông báo kết quả để Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc biết.

Hàng năm, vào dịp cuối năm, Viện kiểm sát nhân dân tập hợp những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật (nếu có) sau khi thống nhất với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc giải thích.

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Viện kiểm sát nhân dân các cấp có kế hoạch tuyên truyền, vận động, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng các hình thức sau:

+ Phối hợp, tham gia tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.

+ Phối hợp tổ chức việc phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ Mặt trận, trong nhân dân thông qua các cuộc Hội nghị chuyên đề của Mặt trận, các cuộc họp nhân dân.

+ Khi có kế hoạch cụ thể thì hai bên thông báo cho nhau để cử người tham gia thực hiện.

2.1.5.2. Đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, kiểm sát, giám sát các hoạt động tư pháp

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thông báo kịp thời những thông tin về tội phạm do mình phát hiện hoặc nhận được đơn thư tố giác của công dân để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ của minh theo quy định của pháp luật.

Khi phát hiện những hành vi trái pháp luật của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế,… và trong công tác thi hành án thì Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc kịp thời kiến nghị với các cơ quan có vi phạm và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân biết để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.

Thông qua hoạt động giám sát, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp ý kiến của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp dưới, các tổ chức thành viên và nhân dân về các vụ án đã có hiệu lực nhưng chưa thấu tình, đạt lý, chưa đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Sau khi có kết luận giải quyết, chậm nhất là bảy ngày Viện kiểm sát nhân dân thông báo trả lời cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc biết.

Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin và giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc khi Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tiến hành hoạt động giám sát; cử đại diện tham gia hoạt động giám sát theo đề nghị của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.

sát nhân dân xem xét, giải quyết những kiến nghị của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc về việc tuyên dương, khen thưởng người tốt, việc tốt trong ngành Kiểm sát nhân dân; xem xét, giải quyết kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật ngành đang thụ lý và thông báo kết quả cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trong thời hạn bảy ngày khi có kết quả xử lý.

Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cử đại diện là người có thẩm quyền tham gia đoàn kiểm tra liên ngành do Viện kiểm sát nhân dân chủ trì theo kế hoạch liên tịch để kiểm tra hoạt động tư pháp trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án,… trên địa bàn.

2.1.5.3. Tham gia hoạt động tố tụng, tuyển chọn Kiểm sát viên

Viện kiểm sát nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các thành viên có liên quan tham gia các hoạt động tố tụng hình sự theo pháp luật như: bảo lãnh, cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình, cung cấp chứng cứ và các tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án; phối hợp kiểm tra, giám sát nhà tạm giữ, trại tạm giam, phân trại giam thuộc công an cùng cấp, công tác thi hành án,… Kế hoạch kiểm tra được thông báo trước cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc để cử đại diện tham gia.

Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân phải kịp thời giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Định kỳ một năm hai lần Viện kiểm sát nhân dân thông báo kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát đến Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp theo quy định của pháp luật.

Sau khi có chương trình hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên trong hội đồng biết để chủ động tham dự các phiên họp của hội đồng.

Viện kiểm sát nhân dân chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật về việc đề nghị xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên, gửi cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các thành viên của Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên. Thời gian gửi trước kỳ họp chậm nhất là 30 ngày. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cử thành viên tham gia Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam (Trang 73 - 78)